(Chinhphu.vn) – Mỗi khi dịch bệnh bùng phát, vào những thời khắc quan trọng, trong nỗi sợ hãi của con người về dịch bệnh, những chiến sĩ áo blouse trắng lại tiếp tục trận chiến của mình để mang lại sự bình yên cho đất nước, cho nhân dân và lẽ ra được tặng những lời chúc, những bó hoa tươi thắm nhân ngày truyền thống của ngành nhưng giờ đây vẫn đang miệt mài công việc trên khắp mọi miền Tổ quốc để cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Sáng nay, 27/02/2020 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và chúc mừng tập thể giảng viên, cán bộ nhân viên, sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam và tôn vinh trí thức ngành y. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.
Mỗi giảng viên trường y đều mang trái tim 2 người thầy
Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng đề cập đến tình hình phòng chống dịch COVID-19 hiện nay, với những kết quả tích cực. Đóng góp vào kết quả đó là “hình ảnh những người cán bộ, thầy thuốc, y bác sĩ tận tụy ngày đêm túc trực, hết lòng cứu chữa người bệnh, không quản nguy nan của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ điều trị, cách ly phòng, chống nguy cơ lây dịch COVID-19 đã làm lay động triệu triệu con tim Việt Nam, là niềm vinh dự, tự hào của ngành y tế nói riêng và nhân dân cả nước ta nói chung”, Thủ tướng bày tỏ.
“Có thể nói, chính đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế là những người lính xung kích trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh đã góp phần quan trọng tạo nên những kết quả khả quan mà nhiều quốc gia phát triển có nền y tế hiện đại cũng chưa đạt được”. Mặc dù vậy, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan và tiếp tục quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống cho đến khi dập hẳn được dịch COVID-19 bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe cho Nhân dân.
Nói về Trường Đại học Y Hà Nội, Thủ tướng cho biết, đây là cơ sở đào tạo y học chất lượng cao chủ lực của đất nước với bề dày lịch sử 118 năm gắn với lịch sử phát triển của nền y học hiện đại Việt Nam. Các thế hệ giáo sư, bác sĩ, cán bộ, giảng viên của Đại học Y Hà Nội nói riêng và các trường đào tạo y dược trong cả nước nói chung luôn mang trong mình trách nhiệm cao quý của hai người thầy: Thầy giáo và thầy thuốc. Một người thầy thực hiện nghĩa vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho thế hệ y bác sĩ trong tương lai. Một người thầy gánh vác trọng trách khám, chữa bệnh, tất cả vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước ta.
Thành lập năm 1902, Trường Đại học Y Hà Nội có lịch sử lâu đời nhất trong các trường đại học ở Việt Nam, vị hiệu trưởng đầu tiên Alexandre Yersin là công dân danh dự của Việt Nam, người thầy thuốc uyên bác, tận tụy và đầy lòng nhân ái mà tên tuổi và sự nghiệp của ông đã gắn liền với nền y học hiện đại Việt Nam, với đất nước và Nhân dân Việt Nam như một huyền thoại. Cách mạng Tháng Tám thành công, các giáo sư giảng viên người Pháp đều ra đi nhưng cũng chính vào thời điểm đó, chúng ta rất tự hào khi một thế hệ cán bộ giảng dạy, bác sĩ Việt Nam với tổng cộng 34 người dưới sự dẫn dắt của Giáo sư Hồ Đắc Di, vị hiệu trưởng người Việt Nam đầu tiên đã vượt qua bao gian khó tổ chức lễ khai giảng và trao bằng đầu tiên cho Trường Đại học Y dược dưới chế độ cách mạng vào ngày 16/11/1945. Năm 1955, trong số 15 giáo sư đầu tiên được phong tặng học hàm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có 12 giáo sư thuộc ngành y của Đại học Y Hà Nội.
Lịch sử phát triển Ngành Y gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Ngành Y của dân tộc ta đã có những bậc vĩ nhân, những con người cốt cách, trí tuệ đã để lại mãi mãi với thời gian thiền sư Tuệ Tĩnh với mong muốn “Nam dược trị nam nhân”, khi mất đi ở nước ngoài trên bia mộ vẫn khắc dòng chữ mong muốn được trở về Việt Nam, về cố hương để phục vụ Nhân dân. Hay Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, người viết bộ “Y tông tâm lĩnh”, người đã từ bỏ triều đình về làm nghề chữa bệnh cho người dân nghèo.
Các thế hệ Ngành Y sau này luôn thấm nhuần tinh thần và noi gương truyền thống của cha ông với những tấm gương sáng ngời trong các cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, vị Bộ trưởng duy nhất của Chính phủ khi đương nhiệm đã xung phong vào chiến trường miền Nam để tìm các phương thức cứu chữa thương bệnh binh và mãi mãi nằm lại chiến trường cùng đồng bào miền Nam ruột thịt. Anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời trên mảnh đất Quảng Ngãi. Hàng trăm, hàng trăm chiến sĩ áo blouse trắng đã anh dũng hy sinh trên chiến trường và cũng có nhiều người đã ngã xuống vì dịch bệnh.
“Nhân dân ta luôn luôn ghi nhớ, biết ơn các thế hệ thầy thuốc, cán bộ y tế, những người chiến sĩ áo blouse trắng, những người luôn hy sinh thầm lặng, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước”, Thủ tướng nói. Đặc biệt mỗi khi dịch bệnh bùng phát, vào những thời khắc quan trọng, trong nỗi sợ hãi của con người về dịch bệnh, những chiến sĩ áo blouse trắng lại tiếp tục trận chiến của mình để mang lại sự bình yên cho đất nước, cho Nhân dân mà quyết tâm phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Ngành Y tế và cả nước hiện nay là một ví dụ sinh động điển hình.
Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực quên mình của các chiến sĩ áo blouse trắng, những người xứng đáng và lẽ ra được tặng những lời chúc, những bó hoa tươi thắm nhân ngày truyền thống của Ngành nhưng giờ đây vẫn đang miệt mài công việc trên khắp mọi miền Tổ quốc để cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Nhắc lại thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho toàn Ngành Y tế tháng 2/1955 căn dặn “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”, Thủ tướng cho rằng, từ đó đến nay, các thế hệ thầy thuốc Việt Nam luôn khắc ghi những lời dặn của Người. Lòng nhân ái, tình đồng loại, tình đoàn kết đồng chí đồng đội đã trở thành tiêu chuẩn phẩm chất của người thầy thuốc của nền y học Việt Nam.
Thủ tướng nêu rõ, trong khi tình hình dịch COVID-19 gây nhiều quan ngại cho toàn thế giới và khu vực, thầy và trò nhà trường vẫn tiếp tục dạy và học đồng thời tham gia khám, chữa bệnh phục vụ Nhân dân. “Các đồng chí thực sự là những người chiến sĩ trên mặt trận y tế với lời thề nghề nghiệp cao quý, với sự can đảm, ý thức trách nhiệm cao sẵn sàng vượt khó, đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ được giao cùng hệ thống y tế cả nước”.
|
Thủ tướng tặng và truy tặng kỷ niệm chương cho các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ trong ngành y tế. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Các trường y phải đặt chất lượng lên hàng đầu
Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới của quá trình phát triển, Thủ tướng cho rằng, Trường Đại học Y Hà Nội hôm nay cần có tầm nhìn khát vọng vươn lên mạnh mẽ, phát triển ngang tầm khu vực và đạt đẳng cấp quốc tế trong tương lai không xa. Trường cần phấn đấu trở thành đại học y đa ngành, đa lĩnh vực gồm các trường chuyên ngành, hình thành hệ thống các bệnh viện thực hành hiện đại góp phần bảo đảm điều kiện cần thiết để phát triển đội ngũ thầy thuốc tinh hoa, tập trung nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới phục vụ tốt nhiệm vụ đào tạo thầy thuốc, cán bộ y tế cho nền y học hiện đại và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của Nhân dân.
Với phương châm đào tạo bậc đại học là cơ bản, đào tạo bậc sau đại học là cốt lõi, Trường Đại học Y Hà Nội cần tập trung phát triển theo hướng đào tạo tinh hoa, lấy khoa học công nghệ và dịch vụ y tế làm nền tảng, kinh tế tri thức là động lực phát triển của nhà trường, giữ vững vị thế trường đại học tiên phong đi đầu trong cả nước về đào tạo khoa học y học.
Đào tạo cần phải hướng đến nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế với phương châm là đào tạo tại Việt Nam, chất lượng quốc tế.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị nhiệm vụ cấp bách trước mắt của thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội là cùng với Ngành Y tế cả nước và các cấp, các ngành tiếp tục chủ động và quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Ngành Y tế luôn phải bảo đảm các phương án phòng, chống, huy động mọi lực lượng tham gia theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”. “Các đồng chí tiếp tục theo tinh thần của người chiến sĩ áo blouse trắng đi đầu trên mặt trận phòng chống dịch, bảo đảm sức khỏe và cuộc sống bình yên cho Nhân dân”.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, của các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, trong đó ngành y tế là nòng cốt. Do đó, cần nỗ lực phấn đấu xây dựng một nền y học hiện đại, hiệu quả, bền vững, vì dân phục vụ.
Tiếp tục phát triển mạnh mẽ nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng; xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng, y tế chuyên sâu đồng bộ y tế cộng đồng, gắn y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y với dân y. Đồng thời, chúng ta cũng cần tiếp tục chủ trương hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe, được bảo đảm quyền và nghĩa vụ trong tham gia đội ngũ y tế và hưởng các dịch vụ y tế; tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế chi trả nhằm phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở.
Nghề Y là một nghề đặc biệt, đòi hỏi nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn rất cao và bảo đảm y đức. Vì vậy, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và có cơ chế đãi ngộ phù hợp với đặc thù của ngành. Trường Đại học Y Hà Nội cùng các trường đào tạo Ngành Y trong cả nước cần tiếp tục đẩy mạnh toàn diện mọi mặt hoạt động chuyên môn, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học đi đôi với thực hành, đổi mới hệ thống tổ chức, cơ chế tài chính. Các trường đào tạo Ngành Y phải đặt chất lượng lên hàng đầu.
Đối với đội ngũ giảng viên, giáo viên, Thủ tướng đề nghị tiếp nối truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước, nêu cao tinh thần tận tâm, tận lực đào tạo thế hệ trẻ cho Ngành Y tế nước nhà, đồng thời tập trung làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tham gia khám, chữa bệnh phục vụ Nhân dân.
Đối với các em sinh viên, học sinh thế hệ kế tiếp với trách nhiệm nặng nề, viết tiếp trang sử vẻ vang của nền y học Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ mong muốn và kỳ vọng các em luôn mang trong mình khát vọng tự hào dân tộc, nỗ lực học tập, giữa học và hành, tích cực nghiên cứu khoa học, tham gia khám, chữa bệnh và các nhiệm vụ của ngành, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang tập trung quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay./.
(Chinhphu.vn) – Mỗi khi dịch bệnh bùng phát, vào những thời khắc quan trọng, trong nỗi sợ hãi của con người về dịch bệnh, những chiến sĩ áo blouse trắng lại tiếp tục trận chiến của mình để mang lại sự bình yên cho đất nước, cho nhân dân và lẽ ra được tặng những lời chúc, những bó hoa tươi thắm nhân ngày truyền thống của ngành nhưng giờ đây vẫn đang miệt mài công việc trên khắp mọi miền Tổ quốc để cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Sáng nay, 27/02/2020 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm và chúc mừng tập thể giảng viên, cán bộ nhân viên, sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam và tôn vinh trí thức ngành y. Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương.
Mỗi giảng viên trường y đều mang trái tim 2 người thầy
Mở đầu bài phát biểu, Thủ tướng đề cập đến tình hình phòng chống dịch COVID-19 hiện nay, với những kết quả tích cực. Đóng góp vào kết quả đó là “hình ảnh những người cán bộ, thầy thuốc, y bác sĩ tận tụy ngày đêm túc trực, hết lòng cứu chữa người bệnh, không quản nguy nan của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ điều trị, cách ly phòng, chống nguy cơ lây dịch COVID-19 đã làm lay động triệu triệu con tim Việt Nam, là niềm vinh dự, tự hào của ngành y tế nói riêng và nhân dân cả nước ta nói chung”, Thủ tướng bày tỏ.
“Có thể nói, chính đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế là những người lính xung kích trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh đã góp phần quan trọng tạo nên những kết quả khả quan mà nhiều quốc gia phát triển có nền y tế hiện đại cũng chưa đạt được”. Mặc dù vậy, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan và tiếp tục quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng, chống cho đến khi dập hẳn được dịch COVID-19 bảo đảm an toàn tính mạng và sức khỏe cho Nhân dân.
Nói về Trường Đại học Y Hà Nội, Thủ tướng cho biết, đây là cơ sở đào tạo y học chất lượng cao chủ lực của đất nước với bề dày lịch sử 118 năm gắn với lịch sử phát triển của nền y học hiện đại Việt Nam. Các thế hệ giáo sư, bác sĩ, cán bộ, giảng viên của Đại học Y Hà Nội nói riêng và các trường đào tạo y dược trong cả nước nói chung luôn mang trong mình trách nhiệm cao quý của hai người thầy: Thầy giáo và thầy thuốc. Một người thầy thực hiện nghĩa vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho thế hệ y bác sĩ trong tương lai. Một người thầy gánh vác trọng trách khám, chữa bệnh, tất cả vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước ta.
Thành lập năm 1902, Trường Đại học Y Hà Nội có lịch sử lâu đời nhất trong các trường đại học ở Việt Nam, vị hiệu trưởng đầu tiên Alexandre Yersin là công dân danh dự của Việt Nam, người thầy thuốc uyên bác, tận tụy và đầy lòng nhân ái mà tên tuổi và sự nghiệp của ông đã gắn liền với nền y học hiện đại Việt Nam, với đất nước và Nhân dân Việt Nam như một huyền thoại. Cách mạng Tháng Tám thành công, các giáo sư giảng viên người Pháp đều ra đi nhưng cũng chính vào thời điểm đó, chúng ta rất tự hào khi một thế hệ cán bộ giảng dạy, bác sĩ Việt Nam với tổng cộng 34 người dưới sự dẫn dắt của Giáo sư Hồ Đắc Di, vị hiệu trưởng người Việt Nam đầu tiên đã vượt qua bao gian khó tổ chức lễ khai giảng và trao bằng đầu tiên cho Trường Đại học Y dược dưới chế độ cách mạng vào ngày 16/11/1945. Năm 1955, trong số 15 giáo sư đầu tiên được phong tặng học hàm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có 12 giáo sư thuộc ngành y của Đại học Y Hà Nội.
Lịch sử phát triển Ngành Y gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Ngành Y của dân tộc ta đã có những bậc vĩ nhân, những con người cốt cách, trí tuệ đã để lại mãi mãi với thời gian thiền sư Tuệ Tĩnh với mong muốn “Nam dược trị nam nhân”, khi mất đi ở nước ngoài trên bia mộ vẫn khắc dòng chữ mong muốn được trở về Việt Nam, về cố hương để phục vụ Nhân dân. Hay Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, người viết bộ “Y tông tâm lĩnh”, người đã từ bỏ triều đình về làm nghề chữa bệnh cho người dân nghèo.
Các thế hệ Ngành Y sau này luôn thấm nhuần tinh thần và noi gương truyền thống của cha ông với những tấm gương sáng ngời trong các cuộc kháng chiến đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, vị Bộ trưởng duy nhất của Chính phủ khi đương nhiệm đã xung phong vào chiến trường miền Nam để tìm các phương thức cứu chữa thương bệnh binh và mãi mãi nằm lại chiến trường cùng đồng bào miền Nam ruột thịt. Anh hùng liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã hy sinh tuổi thanh xuân đẹp nhất của cuộc đời trên mảnh đất Quảng Ngãi. Hàng trăm, hàng trăm chiến sĩ áo blouse trắng đã anh dũng hy sinh trên chiến trường và cũng có nhiều người đã ngã xuống vì dịch bệnh.
“Nhân dân ta luôn luôn ghi nhớ, biết ơn các thế hệ thầy thuốc, cán bộ y tế, những người chiến sĩ áo blouse trắng, những người luôn hy sinh thầm lặng, hết lòng phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước”, Thủ tướng nói. Đặc biệt mỗi khi dịch bệnh bùng phát, vào những thời khắc quan trọng, trong nỗi sợ hãi của con người về dịch bệnh, những chiến sĩ áo blouse trắng lại tiếp tục trận chiến của mình để mang lại sự bình yên cho đất nước, cho Nhân dân mà quyết tâm phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của Ngành Y tế và cả nước hiện nay là một ví dụ sinh động điển hình.
Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao những nỗ lực quên mình của các chiến sĩ áo blouse trắng, những người xứng đáng và lẽ ra được tặng những lời chúc, những bó hoa tươi thắm nhân ngày truyền thống của Ngành nhưng giờ đây vẫn đang miệt mài công việc trên khắp mọi miền Tổ quốc để cùng cả nước phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Nhắc lại thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho toàn Ngành Y tế tháng 2/1955 căn dặn “Thầy thuốc phải như mẹ hiền”, Thủ tướng cho rằng, từ đó đến nay, các thế hệ thầy thuốc Việt Nam luôn khắc ghi những lời dặn của Người. Lòng nhân ái, tình đồng loại, tình đoàn kết đồng chí đồng đội đã trở thành tiêu chuẩn phẩm chất của người thầy thuốc của nền y học Việt Nam.
Thủ tướng nêu rõ, trong khi tình hình dịch COVID-19 gây nhiều quan ngại cho toàn thế giới và khu vực, thầy và trò nhà trường vẫn tiếp tục dạy và học đồng thời tham gia khám, chữa bệnh phục vụ Nhân dân. “Các đồng chí thực sự là những người chiến sĩ trên mặt trận y tế với lời thề nghề nghiệp cao quý, với sự can đảm, ý thức trách nhiệm cao sẵn sàng vượt khó, đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ được giao cùng hệ thống y tế cả nước”.
|
Thủ tướng tặng và truy tặng kỷ niệm chương cho các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ trong ngành y tế. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Các trường y phải đặt chất lượng lên hàng đầu
Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới của quá trình phát triển, Thủ tướng cho rằng, Trường Đại học Y Hà Nội hôm nay cần có tầm nhìn khát vọng vươn lên mạnh mẽ, phát triển ngang tầm khu vực và đạt đẳng cấp quốc tế trong tương lai không xa. Trường cần phấn đấu trở thành đại học y đa ngành, đa lĩnh vực gồm các trường chuyên ngành, hình thành hệ thống các bệnh viện thực hành hiện đại góp phần bảo đảm điều kiện cần thiết để phát triển đội ngũ thầy thuốc tinh hoa, tập trung nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới phục vụ tốt nhiệm vụ đào tạo thầy thuốc, cán bộ y tế cho nền y học hiện đại và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của Nhân dân.
Với phương châm đào tạo bậc đại học là cơ bản, đào tạo bậc sau đại học là cốt lõi, Trường Đại học Y Hà Nội cần tập trung phát triển theo hướng đào tạo tinh hoa, lấy khoa học công nghệ và dịch vụ y tế làm nền tảng, kinh tế tri thức là động lực phát triển của nhà trường, giữ vững vị thế trường đại học tiên phong đi đầu trong cả nước về đào tạo khoa học y học.
Đào tạo cần phải hướng đến nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế với phương châm là đào tạo tại Việt Nam, chất lượng quốc tế.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị nhiệm vụ cấp bách trước mắt của thầy và trò Trường Đại học Y Hà Nội là cùng với Ngành Y tế cả nước và các cấp, các ngành tiếp tục chủ động và quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Ngành Y tế luôn phải bảo đảm các phương án phòng, chống, huy động mọi lực lượng tham gia theo tinh thần “chống dịch như chống giặc”. “Các đồng chí tiếp tục theo tinh thần của người chiến sĩ áo blouse trắng đi đầu trên mặt trận phòng chống dịch, bảo đảm sức khỏe và cuộc sống bình yên cho Nhân dân”.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, của các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, trong đó ngành y tế là nòng cốt. Do đó, cần nỗ lực phấn đấu xây dựng một nền y học hiện đại, hiệu quả, bền vững, vì dân phục vụ.
Tiếp tục phát triển mạnh mẽ nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng; xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng, y tế chuyên sâu đồng bộ y tế cộng đồng, gắn y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y với dân y. Đồng thời, chúng ta cũng cần tiếp tục chủ trương hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân để mọi người dân đều được chăm sóc sức khỏe, được bảo đảm quyền và nghĩa vụ trong tham gia đội ngũ y tế và hưởng các dịch vụ y tế; tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và có cơ chế giá, cơ chế chi trả nhằm phát triển vững chắc hệ thống y tế cơ sở.
Nghề Y là một nghề đặc biệt, đòi hỏi nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn rất cao và bảo đảm y đức. Vì vậy, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và có cơ chế đãi ngộ phù hợp với đặc thù của ngành. Trường Đại học Y Hà Nội cùng các trường đào tạo Ngành Y trong cả nước cần tiếp tục đẩy mạnh toàn diện mọi mặt hoạt động chuyên môn, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học đi đôi với thực hành, đổi mới hệ thống tổ chức, cơ chế tài chính. Các trường đào tạo Ngành Y phải đặt chất lượng lên hàng đầu.
Đối với đội ngũ giảng viên, giáo viên, Thủ tướng đề nghị tiếp nối truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước, nêu cao tinh thần tận tâm, tận lực đào tạo thế hệ trẻ cho Ngành Y tế nước nhà, đồng thời tập trung làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tham gia khám, chữa bệnh phục vụ Nhân dân.
Đối với các em sinh viên, học sinh thế hệ kế tiếp với trách nhiệm nặng nề, viết tiếp trang sử vẻ vang của nền y học Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ mong muốn và kỳ vọng các em luôn mang trong mình khát vọng tự hào dân tộc, nỗ lực học tập, giữa học và hành, tích cực nghiên cứu khoa học, tham gia khám, chữa bệnh và các nhiệm vụ của ngành, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang tập trung quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay./.