Ngày 23/5, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, tính đến ngày 22/5, tỉnh đã triển khai 3 đợt tiêm vaccine Moderna cho trẻ em từ 6 – dưới 12 tuổi, có 43.838 trẻ đã tiêm mũi 1 (đạt 30,3%) và 460 trẻ đã tiêm mũi 2 (đạt 0,3%).
“Tùy thuộc vào vaccine do Bộ Y tế phân bổ, tỉnh dự kiến đến hết quý II/2022 sẽ hoàn thành tiêm chủng cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng”, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay.
Theo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, trong quá trình triển khai tiêm chủng cho trẻ 5 – dưới 12 tuổi cũng gặp nhiều khó khăn do số trẻ đã mắc COVID-19 nhiều nhưng không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ dẫn đến nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan, không đưa trẻ đến tiêm chủng và không đồng ý cho trẻ tham gia tiêm chủng.
Gần 44.000 trẻ em ở Thừa Thiên Huế đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
Ngoài ra, một số trẻ mắc COVID-19 nhưng không khai báo cũng làm ảnh hưởng đến công tác tiêm chủng của y tế địa phương. Một số trường học đã nghỉ hè nên khó tập trung trẻ đến tiêm chủng hơn thời gian trước đây, nhiều địa phương trên địa bàn có sự di biến động dân cư…
Để đảm bảo cho việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 diễn ra an toàn, hiệu quả, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đưa ra một số khuyến cáo như:
– Phụ huynh cần chuẩn bị tâm lý tích cực cho trẻ, cho trẻ ăn uống đầy đủ trước và sau khi tiêm. Không để trẻ tiêm vaccine phòng tình trạng đói hay quá no.
– Thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế, khai báo tình trạng của trẻ khi khám sàng lọc trước tiêm chủng, theo dõi tại điểm tiêm trong 30 phút sau tiêm và phối hợp với nhân viên y tế, thầy cô giáo theo dõi tình trạng trẻ, đồng thời động viên, tránh để trẻ lo lắng, mất bình tĩnh.
– Chú ý cẩn thận, chăm sóc và theo dõi trẻ trước, trong và sau quá trình tiêm chủng. Hạn chế vận động mạnh, cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng.
– Các phản ứng sau tiêm hay gặp như sốt, đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ…,trường hợp trẻ sốt từ 38,5 độ C trở nên, có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.
– Theo dõi sức khỏe của trẻ sau 3-7 ngày, các phản ứng phụ thường xuất hiện và hết sau vài giờ đến 24 giờ sau tiêm, vì vậy bố mẹ nên theo dõi các biểu hiện này của trẻ để có những can thiệp kịp thời. Tùy theo cơ địa trẻ sẽ có những phản ứng nặng nhẹ khác nhau.
– Nếu trẻ có các dấu hiệu kích thích vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở, sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc kéo dài hơn 24 tiếng, vân tím trên da, phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ… cần đưa đến cơ sở y tế ngay.
– Phụ huynh tuyệt đối không đắp lá cây hay bôi thuốc lạ lên vị trí tiêm.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Ngày 23/5, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, tính đến ngày 22/5, tỉnh đã triển khai 3 đợt tiêm vaccine Moderna cho trẻ em từ 6 – dưới 12 tuổi, có 43.838 trẻ đã tiêm mũi 1 (đạt 30,3%) và 460 trẻ đã tiêm mũi 2 (đạt 0,3%).
“Tùy thuộc vào vaccine do Bộ Y tế phân bổ, tỉnh dự kiến đến hết quý II/2022 sẽ hoàn thành tiêm chủng cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng”, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay.
Theo Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế, trong quá trình triển khai tiêm chủng cho trẻ 5 – dưới 12 tuổi cũng gặp nhiều khó khăn do số trẻ đã mắc COVID-19 nhiều nhưng không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ dẫn đến nhiều phụ huynh có tâm lý chủ quan, không đưa trẻ đến tiêm chủng và không đồng ý cho trẻ tham gia tiêm chủng.
Gần 44.000 trẻ em ở Thừa Thiên Huế đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
Ngoài ra, một số trẻ mắc COVID-19 nhưng không khai báo cũng làm ảnh hưởng đến công tác tiêm chủng của y tế địa phương. Một số trường học đã nghỉ hè nên khó tập trung trẻ đến tiêm chủng hơn thời gian trước đây, nhiều địa phương trên địa bàn có sự di biến động dân cư…
Để đảm bảo cho việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 diễn ra an toàn, hiệu quả, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đưa ra một số khuyến cáo như:
– Phụ huynh cần chuẩn bị tâm lý tích cực cho trẻ, cho trẻ ăn uống đầy đủ trước và sau khi tiêm. Không để trẻ tiêm vaccine phòng tình trạng đói hay quá no.
– Thực hiện đúng các hướng dẫn của cán bộ y tế, khai báo tình trạng của trẻ khi khám sàng lọc trước tiêm chủng, theo dõi tại điểm tiêm trong 30 phút sau tiêm và phối hợp với nhân viên y tế, thầy cô giáo theo dõi tình trạng trẻ, đồng thời động viên, tránh để trẻ lo lắng, mất bình tĩnh.
– Chú ý cẩn thận, chăm sóc và theo dõi trẻ trước, trong và sau quá trình tiêm chủng. Hạn chế vận động mạnh, cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng.
– Các phản ứng sau tiêm hay gặp như sốt, đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, đau cơ…,trường hợp trẻ sốt từ 38,5 độ C trở nên, có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau như paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.
– Theo dõi sức khỏe của trẻ sau 3-7 ngày, các phản ứng phụ thường xuất hiện và hết sau vài giờ đến 24 giờ sau tiêm, vì vậy bố mẹ nên theo dõi các biểu hiện này của trẻ để có những can thiệp kịp thời. Tùy theo cơ địa trẻ sẽ có những phản ứng nặng nhẹ khác nhau.
– Nếu trẻ có các dấu hiệu kích thích vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở, sốt cao không đáp ứng thuốc hạ sốt hoặc kéo dài hơn 24 tiếng, vân tím trên da, phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ… cần đưa đến cơ sở y tế ngay.
– Phụ huynh tuyệt đối không đắp lá cây hay bôi thuốc lạ lên vị trí tiêm.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn