Ngày 9/7/2022, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam, 58 tuổi chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới với chẩn đoán tổn thương mất gần hoàn toàn niệu quản trái sau nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản trái đã được dẫn lưu thận trái ra da và sỏi thận phải tái phát.
Trước đó 2 ngày, bệnh nhân được chẩn đoán sỏi niệu quản trái và sỏi thận phải tái phát, được nội soi tán sỏi niệu quản trái tại một bệnh viện tuyến dưới.
Trong quá trình tán sỏi bệnh nhân xuất hiện biến chứng gây tổn thương mất gần hoàn toàn niệu quản.
Các bác sĩ đang thực hiện ghép thận cho người bệnh.
Ngay lập tức, Bệnh viện Trung ương Huế đã hỗ trợ từ xa, thực hiện dẫn lưu thận ra da cùng bên, sau đó chuyển về Bệnh viện Trung ương Huế.
Hội chẩn đa chuyên khoa dưới sự chủ trì của GS. TS. Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế nhận định, đây là một trường hợp đặc biệt, niệu quản trái bị mất đoạn gần hoàn toàn, chức năng thận trái còn tốt, còn sỏi trong đoạn niệu quản còn lại.
Các bác sĩ quyết định ghép thận tự thân để giữ lại thận trái cho bệnh nhân. Thận phải có một viên sỏi bể thận có nguy cơ gây tắc nghẽn đường tiểu nên được nội soi đặt thông niệu quản phải.
Ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ đồng hồ, được thực hiện bởi các bác sĩ Ngoại Thận – Tiết niệu, Ngoại Lồng ngực – Tim mạch và Gây mê hồi sức A.
Sau khi được đưa ra ngoài, ghi nhận đoạn niệu quản còn lại khoảng 5cm, có sỏi ở đoạn cuối và phù nề nhiều xung quanh, có một động mạch và một tĩnh mạch. Thận trái được tưới rửa ở nhiệt độ thấp để bảo toàn chức năng cũng như tránh gây thêm tổn thương. Quả thận được ghép vào vị trí hố chậu đối bên. Các bác sĩ thực hiện 2 miệng nối mạch máu theo kiểu tận bên nối động mạch thận vào động mạch chậu ngoài và tĩnh mạch thận vào tĩnh mạch chậu ngoài kèm theo cắm lại niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich-Gregoir. Hậu phẫu tiến triển thuận lợi, hai thận hoạt động tốt.
Đây là trường hợp ghép thận tự thân thứ 2 tại miền Trung cũng như tại Bệnh viện Trung ương Huế sau ca ghép thận tự thân đầu tiên được thực hiên vào năm 2020.
Thành công của ca mổ tạo tiền đề để bệnh viện tiếp tục tiến hành ghép thận tự thân cho những bệnh nhân khác trong tương lai, cũng như hỗ trợ cho tuyến dưới giải quyết các tai biến, biến chứng của đường tiết niệu kịp thời và hiệu quả.
Một số hình ảnh ca ghép thận:
Các bác sĩ tiến hành hội chẩn trước khi thực hiện ca ghép thận tự thân cho bệnh nhân.
Đây là trường hợp ghép thận tự thân thứ 2 tại miền Trung.
Ê kíp thực hiện ghép thận cho bệnh nhân.
Minh Tâm (BV Trung ương Huế)
Ngày 9/7/2022, Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nam, 58 tuổi chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới với chẩn đoán tổn thương mất gần hoàn toàn niệu quản trái sau nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản trái đã được dẫn lưu thận trái ra da và sỏi thận phải tái phát.
Trước đó 2 ngày, bệnh nhân được chẩn đoán sỏi niệu quản trái và sỏi thận phải tái phát, được nội soi tán sỏi niệu quản trái tại một bệnh viện tuyến dưới.
Trong quá trình tán sỏi bệnh nhân xuất hiện biến chứng gây tổn thương mất gần hoàn toàn niệu quản.
Các bác sĩ đang thực hiện ghép thận cho người bệnh.
Ngay lập tức, Bệnh viện Trung ương Huế đã hỗ trợ từ xa, thực hiện dẫn lưu thận ra da cùng bên, sau đó chuyển về Bệnh viện Trung ương Huế.
Hội chẩn đa chuyên khoa dưới sự chủ trì của GS. TS. Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế nhận định, đây là một trường hợp đặc biệt, niệu quản trái bị mất đoạn gần hoàn toàn, chức năng thận trái còn tốt, còn sỏi trong đoạn niệu quản còn lại.
Các bác sĩ quyết định ghép thận tự thân để giữ lại thận trái cho bệnh nhân. Thận phải có một viên sỏi bể thận có nguy cơ gây tắc nghẽn đường tiểu nên được nội soi đặt thông niệu quản phải.
Ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ đồng hồ, được thực hiện bởi các bác sĩ Ngoại Thận – Tiết niệu, Ngoại Lồng ngực – Tim mạch và Gây mê hồi sức A.
Sau khi được đưa ra ngoài, ghi nhận đoạn niệu quản còn lại khoảng 5cm, có sỏi ở đoạn cuối và phù nề nhiều xung quanh, có một động mạch và một tĩnh mạch. Thận trái được tưới rửa ở nhiệt độ thấp để bảo toàn chức năng cũng như tránh gây thêm tổn thương. Quả thận được ghép vào vị trí hố chậu đối bên. Các bác sĩ thực hiện 2 miệng nối mạch máu theo kiểu tận bên nối động mạch thận vào động mạch chậu ngoài và tĩnh mạch thận vào tĩnh mạch chậu ngoài kèm theo cắm lại niệu quản vào bàng quang theo phương pháp Lich-Gregoir. Hậu phẫu tiến triển thuận lợi, hai thận hoạt động tốt.
Đây là trường hợp ghép thận tự thân thứ 2 tại miền Trung cũng như tại Bệnh viện Trung ương Huế sau ca ghép thận tự thân đầu tiên được thực hiên vào năm 2020.
Thành công của ca mổ tạo tiền đề để bệnh viện tiếp tục tiến hành ghép thận tự thân cho những bệnh nhân khác trong tương lai, cũng như hỗ trợ cho tuyến dưới giải quyết các tai biến, biến chứng của đường tiết niệu kịp thời và hiệu quả.
Một số hình ảnh ca ghép thận:
Các bác sĩ tiến hành hội chẩn trước khi thực hiện ca ghép thận tự thân cho bệnh nhân.
Đây là trường hợp ghép thận tự thân thứ 2 tại miền Trung.
Ê kíp thực hiện ghép thận cho bệnh nhân.
Minh Tâm (BV Trung ương Huế)