Vừa qua, Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 1 trẻ sơ sinh 15 ngày tuổi, nhập viện trong tình trạng nguy kịch do mắc thuỷ đậu biến chứng suy hô hấp.
Đó là trường hợp bé T.T (15 ngày tuổi, ở Bắc Giang). Các bác sĩ cho hay, mẹ bé mắc thuỷ đậu từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trong thời gian mẹ mắc bệnh, bé vẫn ở cùng với mẹ. Khi 9 ngày tuổi, trẻ xuất hiện mụn phỏng nước ở tay, chân sau lan ra toàn thân, kèm theo ho, thở nhanh và quấy khóc nhiều. 2 ngày sau, gia đình đưa trẻ vào bệnh viện ở địa phương để thăm khám và được chẩn đoán suy hô hấp – viêm phổi, thuỷ đậu. Do bệnh chuyển biến nặng, ngày 28/01 trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Trưởng khoa phụ trách khoa Điều trị và Chăm sóc đặc biệt 1 – Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, phổi hai bên thông khí kém, tăng trương lực cơ, da toàn thân dày đặc mụn nước, rải rác các mụn mủ. Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, thuỷ đậu sơ sinh. Các bác sĩ đã nhanh chóng cho trẻ thở máy để hỗ trợ hô hấp, điều trị Acyclovir đường tĩnh mạch, IVIG và cho trẻ sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch (Goldcefo kết hợp Vancomycin).
Sau 14 ngày được các bác sĩ Trung tâm Sơ sinh tận tình chăm sóc và điều trị, hiện tại tình trạng của trẻ đã dần ổn định, trẻ tỉnh, tự thở, môi hồng, bú tốt, phổi 2 bên thông khí đều, trương lực cơ bình thường, các nốt trên da đã bong vảy.
Thuỷ đậu sơ sinh là một bệnh nặng với nguy cơ tử vong cao
Theo TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là bỏng rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút thủy đậu có tên Varicella zoster (VZV) gây nên. Vi rút này có thể lây truyền từ mẹ sang con qua bánh rau khi mang thai hoặc trẻ mắc phải sau sinh do tiếp xúc với các giọt bắn trong môi trường chứa vi rút thủy đậu (lây truyền qua đường hô hấp) hoặc tiếp xúc trực tiếp với người chăm sóc bị nhiễm bệnh.
Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nặng (nặng hơn so với thủy đậu trẻ em hoặc người lớn) với nguy cơ tử vong cao lên đến 30% do tổn thương đa cơ quan. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời và đúng phác đồ thì trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, bội nhiễm vi khuẩn, các biến chứng về thần kinh như: Viêm màng não, viêm tuỷ, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa dây thần kinh. Hoặc 1 số biến chứng khác như suy thượng thận, viêm cầu thận, tổn thương mắt, thậm chí là tử vong.
Nguy cơ tử vong ở trẻ tăng lên khi người mẹ xuất hiện các triệu chứng nhiễm thủy đậu từ 5 ngày trước sinh cho đến 2 ngày sau khi sinh do không có đủ thời gian để hình thành và truyền kháng thể của mẹ cho con.
Chẩn đoán và cách điều trị
Tiến sĩ Nga cho biết, việc chẩn đoán thủy đậu ở trẻ sơ sinh có thể dựa vào biểu hiện lâm sàng với biểu hiện đặc trưng là các tổn thương mụn nước trên da.
Chẩn đoán xác định bằng cách phát hiện vi rút thủy đậu trong dịch nốt phỏng, trong mảnh sinh thiết mô và/hoặc trong dịch não tủy bằng phương pháp PCR.
Không giống như các trẻ lớn, đại đa số chỉ điều trị triệu chứng, ở trẻ sơ sinh để giảm nguy cơ biến chứng nặng và tử vong, trẻ nên được dùng thuốc kháng vi rút (Acyclovir) càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ sau khi có mụn nước.
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Tiêm phòng đầy đủ
Trước khi mang thai từ 3-6 tháng mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng thủy đậu. Điều này không chỉ giúp mẹ phòng bệnh mà cũng ngăn chặn khả năng mầm bệnh lây sang cho trẻ. Sau khi bé chào đời, kháng thể này lại được tiếp tục phát huy qua đường sữa mẹ. Ít nhất trong 1 năm đầu đời, trẻ sẽ hạn chế nguy cơ bị thủy đậu.
Cách ly với con khi mẹ mắc thuỷ đậu
Nếu mẹ đang mắc thuỷ đậu phải được cách ly với trẻ cho đến khi không còn khả năng lây nhiễm bệnh cho con, thông thường từ 2 – 3 tuần.
Trẻ sơ sinh phơi nhiễm (mẹ đang bị thủy đậu, con không bị thủy đậu) hoặc bị nhiễm bệnh thủy đậu vẫn được khuyến khích cho ăn bằng sữa mẹ vì kháng thể trong sữa mẹ có thể có hiệu quả bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý nguy cơ lây bệnh khi vắt sữa cho trẻ chưa bị bệnh.
“Khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu mắc thuỷ đậu, cha mẹ không nên tự điều trị tại nhà như hầu hết trẻ lớn và người lớn mà cần đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây nguy hiểm cho trẻ” – TS. Nga khuyến cáo.
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương
Vừa qua, Trung tâm Sơ sinh – Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận 1 trẻ sơ sinh 15 ngày tuổi, nhập viện trong tình trạng nguy kịch do mắc thuỷ đậu biến chứng suy hô hấp.
Đó là trường hợp bé T.T (15 ngày tuổi, ở Bắc Giang). Các bác sĩ cho hay, mẹ bé mắc thuỷ đậu từ ngày thứ 2 sau khi sinh. Trong thời gian mẹ mắc bệnh, bé vẫn ở cùng với mẹ. Khi 9 ngày tuổi, trẻ xuất hiện mụn phỏng nước ở tay, chân sau lan ra toàn thân, kèm theo ho, thở nhanh và quấy khóc nhiều. 2 ngày sau, gia đình đưa trẻ vào bệnh viện ở địa phương để thăm khám và được chẩn đoán suy hô hấp – viêm phổi, thuỷ đậu. Do bệnh chuyển biến nặng, ngày 28/01 trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.
TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phó Trưởng khoa phụ trách khoa Điều trị và Chăm sóc đặc biệt 1 – Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, phổi hai bên thông khí kém, tăng trương lực cơ, da toàn thân dày đặc mụn nước, rải rác các mụn mủ. Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh, thuỷ đậu sơ sinh. Các bác sĩ đã nhanh chóng cho trẻ thở máy để hỗ trợ hô hấp, điều trị Acyclovir đường tĩnh mạch, IVIG và cho trẻ sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch (Goldcefo kết hợp Vancomycin).
Sau 14 ngày được các bác sĩ Trung tâm Sơ sinh tận tình chăm sóc và điều trị, hiện tại tình trạng của trẻ đã dần ổn định, trẻ tỉnh, tự thở, môi hồng, bú tốt, phổi 2 bên thông khí đều, trương lực cơ bình thường, các nốt trên da đã bong vảy.
Thuỷ đậu sơ sinh là một bệnh nặng với nguy cơ tử vong cao
Theo TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Bệnh thủy đậu (dân gian thường gọi là bỏng rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút thủy đậu có tên Varicella zoster (VZV) gây nên. Vi rút này có thể lây truyền từ mẹ sang con qua bánh rau khi mang thai hoặc trẻ mắc phải sau sinh do tiếp xúc với các giọt bắn trong môi trường chứa vi rút thủy đậu (lây truyền qua đường hô hấp) hoặc tiếp xúc trực tiếp với người chăm sóc bị nhiễm bệnh.
Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nặng (nặng hơn so với thủy đậu trẻ em hoặc người lớn) với nguy cơ tử vong cao lên đến 30% do tổn thương đa cơ quan. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời và đúng phác đồ thì trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, bội nhiễm vi khuẩn, các biến chứng về thần kinh như: Viêm màng não, viêm tuỷ, viêm dây thần kinh thị giác, viêm đa dây thần kinh. Hoặc 1 số biến chứng khác như suy thượng thận, viêm cầu thận, tổn thương mắt, thậm chí là tử vong.
Nguy cơ tử vong ở trẻ tăng lên khi người mẹ xuất hiện các triệu chứng nhiễm thủy đậu từ 5 ngày trước sinh cho đến 2 ngày sau khi sinh do không có đủ thời gian để hình thành và truyền kháng thể của mẹ cho con.
Chẩn đoán và cách điều trị
Tiến sĩ Nga cho biết, việc chẩn đoán thủy đậu ở trẻ sơ sinh có thể dựa vào biểu hiện lâm sàng với biểu hiện đặc trưng là các tổn thương mụn nước trên da.
Chẩn đoán xác định bằng cách phát hiện vi rút thủy đậu trong dịch nốt phỏng, trong mảnh sinh thiết mô và/hoặc trong dịch não tủy bằng phương pháp PCR.
Không giống như các trẻ lớn, đại đa số chỉ điều trị triệu chứng, ở trẻ sơ sinh để giảm nguy cơ biến chứng nặng và tử vong, trẻ nên được dùng thuốc kháng vi rút (Acyclovir) càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ sau khi có mụn nước.
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh
Tiêm phòng đầy đủ
Trước khi mang thai từ 3-6 tháng mẹ nên lên kế hoạch tiêm phòng thủy đậu. Điều này không chỉ giúp mẹ phòng bệnh mà cũng ngăn chặn khả năng mầm bệnh lây sang cho trẻ. Sau khi bé chào đời, kháng thể này lại được tiếp tục phát huy qua đường sữa mẹ. Ít nhất trong 1 năm đầu đời, trẻ sẽ hạn chế nguy cơ bị thủy đậu.
Cách ly với con khi mẹ mắc thuỷ đậu
Nếu mẹ đang mắc thuỷ đậu phải được cách ly với trẻ cho đến khi không còn khả năng lây nhiễm bệnh cho con, thông thường từ 2 – 3 tuần.
Trẻ sơ sinh phơi nhiễm (mẹ đang bị thủy đậu, con không bị thủy đậu) hoặc bị nhiễm bệnh thủy đậu vẫn được khuyến khích cho ăn bằng sữa mẹ vì kháng thể trong sữa mẹ có thể có hiệu quả bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý nguy cơ lây bệnh khi vắt sữa cho trẻ chưa bị bệnh.
“Khi trẻ sơ sinh có những dấu hiệu mắc thuỷ đậu, cha mẹ không nên tự điều trị tại nhà như hầu hết trẻ lớn và người lớn mà cần đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng gây nguy hiểm cho trẻ” – TS. Nga khuyến cáo.
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương