Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB), có tổng kinh phí thực hiện hơn 225 triệu USD, được thực hiện từ năm 2016 – 2020 ở 21 tỉnh còn nhiều khó khăn về nguồn nước sinh hoạt cũng như nề nếp vệ sinh môi trường nhất là ở những nơi vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.
Các tỉnh tham gia chương trình gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Mục tiêu của Chương trình nhằm cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các tỉnh tham gia dự án. Đồng thời, chương trình này sẽ góp phần thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Chương trình gồm 3 hợp phần: cấp nước nông thôn; vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá. Trong đó, kết quả chủ yếu của chương trình là: số đấu nối cấp nước khoảng 255.000 đấu nối hoạt động; số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng 1.045.000 người; xây mới và cải tạo công trình cấp nước và vệ sinh cho 1.650 trường học; 680 xã tại 21 tỉnh đạt vệ sinh toàn xã; xây mới hoặc cải tạo khoảng 400.000 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình; 1.000 trạm y tế được xây mới, nâng cấp hoặc sửa chữa các công trình vệ sinh, công trình cấp nước và các thiết bị rửa tay, thiết bị xử lý nước sạch trên địa bàn các xã…
Hiệu quả kinh tế mà chương trình sẽ đem lại là: Giảm gánh nặng hàng ngày phải đi lấy nước xa khu dân cư, nhất là các hộ dân vùng ven biển, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi. Việc cung cấp nước sạch ở những vùng khan hiếm nước sẽ giảm chi phí sử dụng nước và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội. Điều này đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội. Việc người dân nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng bệnh tật trong khu dân cư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh như thương hàn, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, tả, phụ khoa… và một số bệnh thường gặp nhất đối với trẻ em, phụ nữ, giảm chi phí khám chữa bệnh cho gia đình và xã hội, tăng cường sức khoẻ người dân.
Hiệu quả xã hội mà chương trình đem lại là: Việc sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện thói quen vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp góp phần đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn. Góp phần nâng cao nếp sống văn hoá, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng miền núi, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Xoá bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Hạn chế sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng nông thôn, góp phần hạn chế sự di dân ồ ạt vào đô thị và di cư tự do ở các vùng khan hiếm nước.
Chương trình cấp nước sạch nông thôn góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân và giải phóng phụ nữ trong nhiều công việc nặng nhọc liên quan đến nước sạch và vệ sinh, cải thiện điều kiện vật chất và góp phần thực hiện bình đẳng giới. Chương trình được hỗ trợ bởi khoản viện trợ ODA của Ngân hàng Thế giới thông qua công cụ cho vay Chương trình dựa trên kết quả và tài trợ của Chính phủ Việt Nam. Giải ngân vốn của Ngân hàng Thế giới cho Chính phủ Việt Nam sẽ dựa trên kết quả đạt được thay vì dựa trên chi phí. Kết quả được xác định thông qua các chỉ số cụ thể có thể đo lường được.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành Trung ương và UBND 21 tỉnh trong việc quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Tại Bắc Kạn, Chương trình sẽ thực hiện đấu nối 9.500 điểm cấp nước, phấn đấu 35 xã đạt vệ sinh, xây mới và cải tạo 42 công trình vệ sinh trạm y tế, 53 trường học, xây mới và cải tạo công trình vệ sinh cho 17.500 hộ gia đình. Hiện nay các cơ quan chuyên môn và địa phương đang tích cực các bước để triển khai chương trình một cách hiệu quả./.
Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB), có tổng kinh phí thực hiện hơn 225 triệu USD, được thực hiện từ năm 2016 – 2020 ở 21 tỉnh còn nhiều khó khăn về nguồn nước sinh hoạt cũng như nề nếp vệ sinh môi trường nhất là ở những nơi vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.
Các tỉnh tham gia chương trình gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Mục tiêu của Chương trình nhằm cải thiện hành vi vệ sinh, tăng cường tiếp cận bền vững nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại các tỉnh tham gia dự án. Đồng thời, chương trình này sẽ góp phần thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Chương trình gồm 3 hợp phần: cấp nước nông thôn; vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá. Trong đó, kết quả chủ yếu của chương trình là: số đấu nối cấp nước khoảng 255.000 đấu nối hoạt động; số người hưởng lợi từ cấp nước khoảng 1.045.000 người; xây mới và cải tạo công trình cấp nước và vệ sinh cho 1.650 trường học; 680 xã tại 21 tỉnh đạt vệ sinh toàn xã; xây mới hoặc cải tạo khoảng 400.000 nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình; 1.000 trạm y tế được xây mới, nâng cấp hoặc sửa chữa các công trình vệ sinh, công trình cấp nước và các thiết bị rửa tay, thiết bị xử lý nước sạch trên địa bàn các xã…
Hiệu quả kinh tế mà chương trình sẽ đem lại là: Giảm gánh nặng hàng ngày phải đi lấy nước xa khu dân cư, nhất là các hộ dân vùng ven biển, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi. Việc cung cấp nước sạch ở những vùng khan hiếm nước sẽ giảm chi phí sử dụng nước và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội. Điều này đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội. Việc người dân nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng bệnh tật trong khu dân cư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh như thương hàn, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, tả, phụ khoa… và một số bệnh thường gặp nhất đối với trẻ em, phụ nữ, giảm chi phí khám chữa bệnh cho gia đình và xã hội, tăng cường sức khoẻ người dân.
Hiệu quả xã hội mà chương trình đem lại là: Việc sử dụng nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện thói quen vệ sinh an toàn và giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp góp phần đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn. Góp phần nâng cao nếp sống văn hoá, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng miền núi, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Xoá bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Hạn chế sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng nông thôn, góp phần hạn chế sự di dân ồ ạt vào đô thị và di cư tự do ở các vùng khan hiếm nước.
Chương trình cấp nước sạch nông thôn góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân và giải phóng phụ nữ trong nhiều công việc nặng nhọc liên quan đến nước sạch và vệ sinh, cải thiện điều kiện vật chất và góp phần thực hiện bình đẳng giới. Chương trình được hỗ trợ bởi khoản viện trợ ODA của Ngân hàng Thế giới thông qua công cụ cho vay Chương trình dựa trên kết quả và tài trợ của Chính phủ Việt Nam. Giải ngân vốn của Ngân hàng Thế giới cho Chính phủ Việt Nam sẽ dựa trên kết quả đạt được thay vì dựa trên chi phí. Kết quả được xác định thông qua các chỉ số cụ thể có thể đo lường được.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành Trung ương và UBND 21 tỉnh trong việc quản lý, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Tại Bắc Kạn, Chương trình sẽ thực hiện đấu nối 9.500 điểm cấp nước, phấn đấu 35 xã đạt vệ sinh, xây mới và cải tạo 42 công trình vệ sinh trạm y tế, 53 trường học, xây mới và cải tạo công trình vệ sinh cho 17.500 hộ gia đình. Hiện nay các cơ quan chuyên môn và địa phương đang tích cực các bước để triển khai chương trình một cách hiệu quả./.