Nguồn nhân lực y tế còn nhiều nghịch lý
Tính đến thời điểm hiện nay, nguồn nhân lực của ngành y tế TP.HCM đã có nhiều biến đổi cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân tăng từ 16,07 của năm 2016 lên 20 vào năm 2020.
Tính đến cuối năm 2021, thành phố có 8 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học; 8 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp và dạy nghề và hệ thống cơ sở thực hành lâm sàng tại 51 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc ngành y tế Thành phố.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao tặng bức tranh kỷ niệm có chữ TÂM cho GS Võ Văn Tới -nguyên trưởng bộ môn kỹ thuật y sinh Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), được biết đến là người đầu tiên đưa lĩnh vực kỹ thuật y sinh về Việt Nam.
Số cán bộ, công chức, viên chức y tế có trình độ sau đại học cũng tăng từ 6.385 vào năm 2016 lên 7.188 vào năm 2020 và 8.400 trong năm 2021. Số bác sĩ có trình độ chuyên môn sau đại học tăng từ 3.565 vào năm 2010 tăng lên 5.115 trong năm 2015 và hiện nay là 6.028 người (trong năm 2021), trong đó tiến sĩ chiếm 4,98%, chuyên khoa chiếm 21,56%; thạc sĩ chiếm 20,77%, và chuyên khoa cấp I chiếm 52,69%.
Tuy nhiên, theo PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, khó khăn không nhỏ hiện nay là công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân thành phố và cả khu vực phía Nam về số lượng, chất lượng với đủ các loại hình nhân viên y tế.
Tuy tỉ lệ bác sĩ/10.000 dân của TP.HCM cao nhất cả nước, nhưng vẫn cần tiếp tục bổ sung thêm số lượng bác sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày một tốt hơn.
Trước những khó khăn và thách thức về nguồn nhân lực cho y tế cơ sở, vừa qua, ngành y tế TP.HCM đã triển khai thí điểm đưa các bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp về thực hành tại các trạm y tế đan xen với thực hành tại các bệnh viện.
GS Võ Văn Tới cùng GS Trần Đông A – cố vấn chuyên môn 2 ca mổ tách cặp song sinh lịch sử là Việt – Đức năm 1988 và ca mổ Trúc Nhi – Diệu Nhi hôm 15/7/2020 nhận bức tranh chữ TÂM của Thành ủy TP.HCM trao tặng.
Đào tạo nguồn nhân lực gắn liền thực tiễn
Về vấn đề đào tạo nhân lực y tế, GS.TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường, Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng, hệ thống sử dụng nguồn nhân lực y tế cần phải có một sự đặt hàng cụ thể đối với hệ thống giáo dục đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực như mong muốn. Thực tế cho thấy vẫn còn thiếu sự kết nối, trao đổi giữa bộ phận đào tạo và bộ phận sử dụng nguồn nhân lực.
Cũng theo các thầy thuốc tiêu biểu, cần phải có chính sách y tế bền vững, ví dụ như chính sách đãi ngộ, cơ hội học tập để củng cố được hệ thống y tế cơ sở. Vấn đề đào tạo về cấp cứu ngoại viện cũng cần phải có sự đặt hàng đào tạo để đa dạng hóa các hình thức khám chữa bệnh, đến gần dân hơn.
Bên cạnh đó, ngoài đào tạo theo chuẩn năng lực của Bộ Y tế thì cần đưa vào các bộ môn khác như bộ môn khoa học hành vi, chương trình phong trào để phát triển kỹ năng phần mềm để các bác sĩ y khoa ra trường biết làm truyền thông, làm việc nhóm, là nhà quản lý, nhà nghiên cứu…
Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh, sự đóng góp của các thế hệ cán bộ quản lý y tế thành phố, các Giáo sư, Phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu… trong công tác giảng dạy, tham gia vào hoạt động phòng chống dịch rất đáng trân trọng và ghi nhận.
Đặc biệt, những trăn trở, góp ý về đào tạo, phát triển nhân lực y tế sẽ tiếp tục được bàn thảo, tìm lời giải trong thời gian tới, đưa công tác đào tạo nhân lực y tế của thành phố tiệm cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phổ cập hóa tri thức và tiến bộ y khoa của thế giới. TP.HCM sẽ chọn lựa vấn đề, tổ chức nghiên cứu để 3-5 năm tới sẽ có những sản phẩm giải quyết được những nghịch lý nêu trên.
Thời gian tới, ngành y tế TP.HCM cũng sẽ triển khai khai 6 chiến lược y tế để từng bước hiện thực, thực hiện thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-9. Lãnh đạo TP.HCM mong mỏi các Giáo sư, Phó Giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu sẽ tiếp tục phát huy và đem kiến thức, kinh nghiệm chăm lo cho sự nghiệp đào tạo nhân lực y tế, góp phần thành công cho các chiến lược trên…
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Nguồn nhân lực y tế còn nhiều nghịch lý
Tính đến thời điểm hiện nay, nguồn nhân lực của ngành y tế TP.HCM đã có nhiều biến đổi cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân tăng từ 16,07 của năm 2016 lên 20 vào năm 2020.
Tính đến cuối năm 2021, thành phố có 8 cơ sở đào tạo nhân lực y tế trình độ đại học; 8 trường cao đẳng, 20 trường trung cấp và dạy nghề và hệ thống cơ sở thực hành lâm sàng tại 51 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa thuộc ngành y tế Thành phố.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao tặng bức tranh kỷ niệm có chữ TÂM cho GS Võ Văn Tới -nguyên trưởng bộ môn kỹ thuật y sinh Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), được biết đến là người đầu tiên đưa lĩnh vực kỹ thuật y sinh về Việt Nam.
Số cán bộ, công chức, viên chức y tế có trình độ sau đại học cũng tăng từ 6.385 vào năm 2016 lên 7.188 vào năm 2020 và 8.400 trong năm 2021. Số bác sĩ có trình độ chuyên môn sau đại học tăng từ 3.565 vào năm 2010 tăng lên 5.115 trong năm 2015 và hiện nay là 6.028 người (trong năm 2021), trong đó tiến sĩ chiếm 4,98%, chuyên khoa chiếm 21,56%; thạc sĩ chiếm 20,77%, và chuyên khoa cấp I chiếm 52,69%.
Tuy nhiên, theo PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, khó khăn không nhỏ hiện nay là công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế phải đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân thành phố và cả khu vực phía Nam về số lượng, chất lượng với đủ các loại hình nhân viên y tế.
Tuy tỉ lệ bác sĩ/10.000 dân của TP.HCM cao nhất cả nước, nhưng vẫn cần tiếp tục bổ sung thêm số lượng bác sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày một tốt hơn.
Trước những khó khăn và thách thức về nguồn nhân lực cho y tế cơ sở, vừa qua, ngành y tế TP.HCM đã triển khai thí điểm đưa các bác sĩ y khoa mới tốt nghiệp về thực hành tại các trạm y tế đan xen với thực hành tại các bệnh viện.
GS Võ Văn Tới cùng GS Trần Đông A – cố vấn chuyên môn 2 ca mổ tách cặp song sinh lịch sử là Việt – Đức năm 1988 và ca mổ Trúc Nhi – Diệu Nhi hôm 15/7/2020 nhận bức tranh chữ TÂM của Thành ủy TP.HCM trao tặng.
Đào tạo nguồn nhân lực gắn liền thực tiễn
Về vấn đề đào tạo nhân lực y tế, GS.TS Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường, Đại học Y Dược TP.HCM cho rằng, hệ thống sử dụng nguồn nhân lực y tế cần phải có một sự đặt hàng cụ thể đối với hệ thống giáo dục đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực như mong muốn. Thực tế cho thấy vẫn còn thiếu sự kết nối, trao đổi giữa bộ phận đào tạo và bộ phận sử dụng nguồn nhân lực.
Cũng theo các thầy thuốc tiêu biểu, cần phải có chính sách y tế bền vững, ví dụ như chính sách đãi ngộ, cơ hội học tập để củng cố được hệ thống y tế cơ sở. Vấn đề đào tạo về cấp cứu ngoại viện cũng cần phải có sự đặt hàng đào tạo để đa dạng hóa các hình thức khám chữa bệnh, đến gần dân hơn.
Bên cạnh đó, ngoài đào tạo theo chuẩn năng lực của Bộ Y tế thì cần đưa vào các bộ môn khác như bộ môn khoa học hành vi, chương trình phong trào để phát triển kỹ năng phần mềm để các bác sĩ y khoa ra trường biết làm truyền thông, làm việc nhóm, là nhà quản lý, nhà nghiên cứu…
Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh, sự đóng góp của các thế hệ cán bộ quản lý y tế thành phố, các Giáo sư, Phó giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu… trong công tác giảng dạy, tham gia vào hoạt động phòng chống dịch rất đáng trân trọng và ghi nhận.
Đặc biệt, những trăn trở, góp ý về đào tạo, phát triển nhân lực y tế sẽ tiếp tục được bàn thảo, tìm lời giải trong thời gian tới, đưa công tác đào tạo nhân lực y tế của thành phố tiệm cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phổ cập hóa tri thức và tiến bộ y khoa của thế giới. TP.HCM sẽ chọn lựa vấn đề, tổ chức nghiên cứu để 3-5 năm tới sẽ có những sản phẩm giải quyết được những nghịch lý nêu trên.
Thời gian tới, ngành y tế TP.HCM cũng sẽ triển khai khai 6 chiến lược y tế để từng bước hiện thực, thực hiện thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-9. Lãnh đạo TP.HCM mong mỏi các Giáo sư, Phó Giáo sư, thầy thuốc tiêu biểu sẽ tiếp tục phát huy và đem kiến thức, kinh nghiệm chăm lo cho sự nghiệp đào tạo nhân lực y tế, góp phần thành công cho các chiến lược trên…
Nguồn: Suckhoedoisong.vn