Ngày 13/8, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản gửi đến các và ngoài công lập, trung tâm y tế, quận, huyện, TP Thủ Đức và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) về việc sẵn sàng công tác thu dung điều trị COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Sở Y tế TP HCM cho biết, theo báo cáo hằng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về diễn tiến tình hình trên toàn cầu, lần đầu tiên sau nhiều tháng, Việt Nam lại có tên trong danh sách các quốc gia có số ca mắc COVID-19 mới cao nhất toàn cầu.
Cụ thể, tính trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam là một trong số các quốc gia có số ca mắc mới cao trong tuần chỉ sau Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, dù có số ca mắc cao nhưng Việt Nam lại không phải là quốc gia có số tử vong mới cao. Các nước có số tử vong mới cao nhất trong tuần là: Mỹ (2.764 ca), Brazil (1.445 ca), Ý (1.059 ca), Nhật Bản (1.002 ca), Tây Ban Nha (654 ca).
Nếu xét riêng trong phạm vi các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam cũng không có tên trong danh sách các nước có mới cao của khu vực.
Theo số liệu ca mắc mới hằng ngày của Bộ Y tế và báo cáo của HCDC về số ca mắc mới tại TP.HCM cho thấy số ca mắc mới và số ca nặng trên địa bàn Thành phố đang có xu hướng tăng trở lại.
Để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Sở Y tế đề nghị tất cả bệnh viện, trung tâm y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn chủ động rà soát nguồn lực về nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân… để sẵn sàng ứng phó khi tình hình dịch bệnh COVID-19 có dấu hiệu tăng trở lại.
Đồng thời, các đơn vị phải tổ chức tập huấn và tập huấn lại các biện pháp phòng chống lây nhiễm trong môi trường bệnh viện, hướng dẫn điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế tại đơn vị. Rà soát, bảo đảm sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, phương tiện phòng hộ cá nhân, vật tư tiêu hao, sinh phẩm xét nghiệm… cho việc .
Tăng cường hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành. Đối với bệnh nhân là người lớn, cần hội chẩn với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới còn trẻ trẻ em sẽ cần hội chẩn với 3 bệnh viện nhi của Thành phố. Sẵn sàng kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 khi số ca COVID-19 nặng gia tăng.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có trách nhiệm chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý và chuyên môn để sẵn sàng kích hoạt lại bệnh viện khi có yêu cầu của Sở Y tế. Chủ động xây dựng các tình huống tương ứng với các kịch bản về số ca nặng cần thu dung, điều trị tại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 và báo cáo về Sở Y tế.
HCDC sẽ chịu trách nhiệm tăng cường giám sát ca bệnh qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm (CDS), kết nối với nền tảng số quản lý COVID-19. Đồng thời rà soát, củng cố hệ thống xét nghiệm để kịp thời dự báo và báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố.
Các Trung tâm y tế, phòng y tế quận, huyện và TP Thủ Đức kịp thời tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống dịch tuyến huyện, chịu trách nhiệm triển khai hiệu quả công tác phát hiện, quản lý và chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà và các biện pháp phòng chống lây lan theo quy định.
Trạm y tế phường, xã, thị trấn, các phòng khám tư tăng cường công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh COVID-19, tham gia triển khai các điểm phòng COVID-19 khi có yêu cầu, tiếp tục triển khai công tác chăm sóc và quản lý người mắc COVID-19 tại nhà qua nền tảng số quản lý COVID-19.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Ngày 13/8, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản gửi đến các và ngoài công lập, trung tâm y tế, quận, huyện, TP Thủ Đức và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) về việc sẵn sàng công tác thu dung điều trị COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Sở Y tế TP HCM cho biết, theo báo cáo hằng tuần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về diễn tiến tình hình trên toàn cầu, lần đầu tiên sau nhiều tháng, Việt Nam lại có tên trong danh sách các quốc gia có số ca mắc COVID-19 mới cao nhất toàn cầu.
Cụ thể, tính trên phạm vi toàn cầu, Việt Nam là một trong số các quốc gia có số ca mắc mới cao trong tuần chỉ sau Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Tuy nhiên, dù có số ca mắc cao nhưng Việt Nam lại không phải là quốc gia có số tử vong mới cao. Các nước có số tử vong mới cao nhất trong tuần là: Mỹ (2.764 ca), Brazil (1.445 ca), Ý (1.059 ca), Nhật Bản (1.002 ca), Tây Ban Nha (654 ca).
Nếu xét riêng trong phạm vi các nước thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam cũng không có tên trong danh sách các nước có mới cao của khu vực.
Theo số liệu ca mắc mới hằng ngày của Bộ Y tế và báo cáo của HCDC về số ca mắc mới tại TP.HCM cho thấy số ca mắc mới và số ca nặng trên địa bàn Thành phố đang có xu hướng tăng trở lại.
Để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Sở Y tế đề nghị tất cả bệnh viện, trung tâm y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn chủ động rà soát nguồn lực về nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân… để sẵn sàng ứng phó khi tình hình dịch bệnh COVID-19 có dấu hiệu tăng trở lại.
Đồng thời, các đơn vị phải tổ chức tập huấn và tập huấn lại các biện pháp phòng chống lây nhiễm trong môi trường bệnh viện, hướng dẫn điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế tại đơn vị. Rà soát, bảo đảm sẵn sàng trang thiết bị, thuốc, phương tiện phòng hộ cá nhân, vật tư tiêu hao, sinh phẩm xét nghiệm… cho việc .
Tăng cường hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành. Đối với bệnh nhân là người lớn, cần hội chẩn với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới còn trẻ trẻ em sẽ cần hội chẩn với 3 bệnh viện nhi của Thành phố. Sẵn sàng kích hoạt lại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 khi số ca COVID-19 nặng gia tăng.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có trách nhiệm chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý và chuyên môn để sẵn sàng kích hoạt lại bệnh viện khi có yêu cầu của Sở Y tế. Chủ động xây dựng các tình huống tương ứng với các kịch bản về số ca nặng cần thu dung, điều trị tại Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13 và báo cáo về Sở Y tế.
HCDC sẽ chịu trách nhiệm tăng cường giám sát ca bệnh qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm (CDS), kết nối với nền tảng số quản lý COVID-19. Đồng thời rà soát, củng cố hệ thống xét nghiệm để kịp thời dự báo và báo cáo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố.
Các Trung tâm y tế, phòng y tế quận, huyện và TP Thủ Đức kịp thời tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống dịch tuyến huyện, chịu trách nhiệm triển khai hiệu quả công tác phát hiện, quản lý và chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà và các biện pháp phòng chống lây lan theo quy định.
Trạm y tế phường, xã, thị trấn, các phòng khám tư tăng cường công tác truyền thông về phòng chống dịch bệnh COVID-19, tham gia triển khai các điểm phòng COVID-19 khi có yêu cầu, tiếp tục triển khai công tác chăm sóc và quản lý người mắc COVID-19 tại nhà qua nền tảng số quản lý COVID-19.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn