HARDI
  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
HARDI
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ
No Result
View All Result
HARDI
No Result
View All Result
Home Tin tức

TP.HCM triển khai các giải pháp giám sát, ứng phó với dịch đậu mùa khỉ

Admin by Admin
in Tin tức
0
74
SHARES
1.2k
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter

Trước các khuyến cáo từ WHO và Bộ Y tế về bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế TP.HCM đã lên kế hoạch kiểm soát dịch đậu mùa khỉ trên địa bàn, đặc biệt là tại các cửa khẩu, các cơ sở khám chữa bệnh.

Trong cuộc họp giao ban của Sở Y tế TP.HCM sáng 25/7, lãnh đạo sở và các bộ phận chuyên môn họp bàn phương án giám sát, chẩn đoán, sàng lọc, cách ly, điều trị khi phát hiện ca bệnh .

Sở Y tế TP.HCM cho biết trước mắt việc tăng cường kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, tăng cường sàng lọc tại các cơ sở khám chữa bệnh và tăng cường truyền thông trong cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được xem là nhiệm vụ cấp bách trong công tác phòng, chống dịch của ngành y tế Thành phố trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời xây dựng kế hoạch ứng phó trình lên UBND TP.HCM.

Căn cứ vào các yêu cầu của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc và yêu cầu các cơ sở y tế đóng trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu, các cơ sở khám chữa bệnh và tăng cường truyền thông trong cộng đồng.

Công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) triển khai giám sát người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ bằng cách giám sát thân nhiệt người nhập cảnh; triệu chứng phát ban có bóng nước cấp tính của tất cả các người nhập cảnh. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, kiểm dịch viên y tế sẽ thăm khám, khai thác thông tin hành chánh, lập phiếu .

Sau khi điều tra dịch tễ, nếu là trường hợp có thể (có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ): kiểm dịch viên y tế hướng dẫn người nhập cảnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hoặc các bệnh viện đa khoa có  để được kiểm tra, theo dõi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) xây dựng nội dung truyền thông, hướng dẫn người nhập cảnh có các triệu chứng nghi ngờ hoặc yếu tố dịch tễ thông báo cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu để được hỗ trợ, tư vấn.

Công tác sàng lọc tại các cơ sở khám chữa bệnh

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu (Trung tâm y tế, Trạm y tế, phòng khám): tăng cường truyền thông cho người dân khi có triệu chứng nghi ngờ phải đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán (nếu cần). Ở giai đoạn hiện nay, khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hướng dẫn người bệnh đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được khám, xét nghiệm chẩn đoán.

Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập, tư nhân (kể cả các bệnh viện bộ ngành đóng trên địa bàn Thành phố): Khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ phải tiến hành sàng lọc, phân luồng, hướng dẫn người bệnh di chuyển đến buồng khám sàng lọc (bệnh viện bố trí buồng khám dự phòng để khám sàng lọc, phân công nhân sự sẵn sàng khám sàng lọc khi có trường hợp nghi ngờ cần khám).

Nếu là trường hợp có thể, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh  (nếu đủ điều kiện và không có triệu chứng nặng) hoặc cách ly tại khu cách ly của bệnh viện.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được phân công là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận các trường hợp có thể kèm triệu chứng nặng; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tập huấn về phát hiện, cách ly, chăm sóc người mắc bệnh đậu mùa khỉ cho các cơ sở y tế và các tổ chức sức khỏe dựa vào cộng đồng; các đồng đẳng viên của chương trình phòng, chống HIV/AIDS và các phòng khám khám, điều trị HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố.

Công tác truyền thông trong cộng đồng

Sở Y tế huy động mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe của ngành y tế; mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng (như cộng tác viên dân số, tình nguyện viên tham gia chương trình sức khỏe cộng đồng…) để truyền thông, tư vấn về phát hiện và phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đến từng hộ dân trên địa bàn.

Ngoài ra, Sở Y tế sẽ huy động các tổ chức sức khỏe dựa vào cộng đồng; các đồng đẳng viên của chương trình phòng, chống HIV/AIDS và các phòng khám khám, điều trị HIV/AIDS tham gia truyền thông, tư vấn về phát hiện và phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đối với nhóm người có quan hệ tình dục đồng giới nam. Các tổ chức này sẽ tham gia công tác truy vết khi có trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ trên địa bàn Thành phố.

Sở Y tế đề nghị tất cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM triển khai thực hiện. Tất cả các đơn vị khi tiếp nhận các trường hợp có thể phải báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố sẽ là bộ phận thường trực để giám sát, tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho Sở Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn Thành phố. Sở Y tế sẽ liên tục cập nhật tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn Thành phố bổ sung vào báo cáo hàng tuần cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố để kịp thời chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) sẽ điều tra trường hợp có tiếp xúc gần với người bệnh để lập danh sách, theo dõi giám sát theo quy định.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm 1 (chưa có trường hợp xác định bệnh đậu mùa khỉ). Tuy vậy, trong bối cảnh dịch có xu hướng gia tăng tại nhiều nước, bắt đầu xuất hiện ở một số quốc gia châu Á, việc đưa ra biện pháp phòng ngừa và chủ động kế hoạch ứng phó là điều cần thiết.

Đậu mùa khỉ ở người  khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cho biết  có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như đậu mùa, các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Phó trưởng khoa – Điều hành khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường tự hết mà không cần điều trị.

Điều quan trọng là cần chăm sóc nốt ban bằng cách để chúng tự khô, hoặc băng lại bằng gạc ẩm để bảo vệ vùng bị tổn thương nếu cần thiết. Người bệnh cần được cách lý và các trường hợp nghiêm trọng phải nhập viện để điều trị.

Nguồn: SKĐS

Bạn cũng có thể thích

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

Trước các khuyến cáo từ WHO và Bộ Y tế về bệnh đậu mùa khỉ, Sở Y tế TP.HCM đã lên kế hoạch kiểm soát dịch đậu mùa khỉ trên địa bàn, đặc biệt là tại các cửa khẩu, các cơ sở khám chữa bệnh.

Trong cuộc họp giao ban của Sở Y tế TP.HCM sáng 25/7, lãnh đạo sở và các bộ phận chuyên môn họp bàn phương án giám sát, chẩn đoán, sàng lọc, cách ly, điều trị khi phát hiện ca bệnh .

Sở Y tế TP.HCM cho biết trước mắt việc tăng cường kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu, tăng cường sàng lọc tại các cơ sở khám chữa bệnh và tăng cường truyền thông trong cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được xem là nhiệm vụ cấp bách trong công tác phòng, chống dịch của ngành y tế Thành phố trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời xây dựng kế hoạch ứng phó trình lên UBND TP.HCM.

Căn cứ vào các yêu cầu của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc và yêu cầu các cơ sở y tế đóng trên địa bàn Thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu, các cơ sở khám chữa bệnh và tăng cường truyền thông trong cộng đồng.

Công tác kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) triển khai giám sát người nhập cảnh qua đường hàng không, hàng hải để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ bằng cách giám sát thân nhiệt người nhập cảnh; triệu chứng phát ban có bóng nước cấp tính của tất cả các người nhập cảnh. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ, kiểm dịch viên y tế sẽ thăm khám, khai thác thông tin hành chánh, lập phiếu .

Sau khi điều tra dịch tễ, nếu là trường hợp có thể (có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ): kiểm dịch viên y tế hướng dẫn người nhập cảnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM hoặc các bệnh viện đa khoa có  để được kiểm tra, theo dõi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) xây dựng nội dung truyền thông, hướng dẫn người nhập cảnh có các triệu chứng nghi ngờ hoặc yếu tố dịch tễ thông báo cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu để được hỗ trợ, tư vấn.

Công tác sàng lọc tại các cơ sở khám chữa bệnh

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu (Trung tâm y tế, Trạm y tế, phòng khám): tăng cường truyền thông cho người dân khi có triệu chứng nghi ngờ phải đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán (nếu cần). Ở giai đoạn hiện nay, khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hướng dẫn người bệnh đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được khám, xét nghiệm chẩn đoán.

Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập, tư nhân (kể cả các bệnh viện bộ ngành đóng trên địa bàn Thành phố): Khi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ phải tiến hành sàng lọc, phân luồng, hướng dẫn người bệnh di chuyển đến buồng khám sàng lọc (bệnh viện bố trí buồng khám dự phòng để khám sàng lọc, phân công nhân sự sẵn sàng khám sàng lọc khi có trường hợp nghi ngờ cần khám).

Nếu là trường hợp có thể, lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Viện Pasteur TP.HCM để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, hướng dẫn người bệnh  (nếu đủ điều kiện và không có triệu chứng nặng) hoặc cách ly tại khu cách ly của bệnh viện.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới được phân công là bệnh viện tuyến cuối tiếp nhận các trường hợp có thể kèm triệu chứng nặng; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tập huấn về phát hiện, cách ly, chăm sóc người mắc bệnh đậu mùa khỉ cho các cơ sở y tế và các tổ chức sức khỏe dựa vào cộng đồng; các đồng đẳng viên của chương trình phòng, chống HIV/AIDS và các phòng khám khám, điều trị HIV/AIDS trên địa bàn Thành phố.

Công tác truyền thông trong cộng đồng

Sở Y tế huy động mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe của ngành y tế; mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng (như cộng tác viên dân số, tình nguyện viên tham gia chương trình sức khỏe cộng đồng…) để truyền thông, tư vấn về phát hiện và phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đến từng hộ dân trên địa bàn.

Ngoài ra, Sở Y tế sẽ huy động các tổ chức sức khỏe dựa vào cộng đồng; các đồng đẳng viên của chương trình phòng, chống HIV/AIDS và các phòng khám khám, điều trị HIV/AIDS tham gia truyền thông, tư vấn về phát hiện và phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ đối với nhóm người có quan hệ tình dục đồng giới nam. Các tổ chức này sẽ tham gia công tác truy vết khi có trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ trên địa bàn Thành phố.

Sở Y tế đề nghị tất cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn TP.HCM triển khai thực hiện. Tất cả các đơn vị khi tiếp nhận các trường hợp có thể phải báo cáo về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố sẽ là bộ phận thường trực để giám sát, tổng hợp, báo cáo và tham mưu cho Sở Y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn Thành phố. Sở Y tế sẽ liên tục cập nhật tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ trên địa bàn Thành phố bổ sung vào báo cáo hàng tuần cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố để kịp thời chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) sẽ điều tra trường hợp có tiếp xúc gần với người bệnh để lập danh sách, theo dõi giám sát theo quy định.

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm 1 (chưa có trường hợp xác định bệnh đậu mùa khỉ). Tuy vậy, trong bối cảnh dịch có xu hướng gia tăng tại nhiều nước, bắt đầu xuất hiện ở một số quốc gia châu Á, việc đưa ra biện pháp phòng ngừa và chủ động kế hoạch ứng phó là điều cần thiết.

Đậu mùa khỉ ở người  khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Hướng dẫn của Bộ Y tế cho biết  có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như đậu mùa, các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Qui, Phó trưởng khoa – Điều hành khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường tự hết mà không cần điều trị.

Điều quan trọng là cần chăm sóc nốt ban bằng cách để chúng tự khô, hoặc băng lại bằng gạc ẩm để bảo vệ vùng bị tổn thương nếu cần thiết. Người bệnh cần được cách lý và các trường hợp nghiêm trọng phải nhập viện để điều trị.

Nguồn: SKĐS

Share30Tweet19
Admin

Admin

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

by Admin
0
Hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh Thế giới năm 2024 với thông điệp “CHẨN ĐOÁN CHÍNH XÁC-ĐIỀU TRỊ AN TOÀN”

Ngày An Toàn người bệnh Thế giới là một trong những Ngày sức khỏe cộng đồng quan trọng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất,...

Read more

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca

by Tran Thanh Long
0

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông (Chinhphu.vn) – Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19...

Read more

Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

by Tran Thanh Long
0
Sự cống hiến – năng lực và lòng nhân ái của người điều dưỡng

💐💐💐Hôm nay, trong những ngày đầu tháng 5 - tháng tôn vinh vai trò người điều dưỡng, hộ sinh, tôi xin giới thiệu giải thưởng❤️ DAISY Honoree❤️ dành...

Read more

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

by Tran Thanh Long
0
Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ

Top 10 chuyên ngành bác sĩ có tỷ lệ trầm cảm cao nhất tại Hoa Kỳ By Sara Berg, MS, News Editor AMA RECOVERY PLAN FOR PHYSICIAN Giờ...

Read more

Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

by Tran Thanh Long
0
Giải thưởng DAISY dành trái tim Điều dưỡng nhân hậu

Món quà dành cho tháng 5 "tháng nhận thức về sức khỏe tinh thần" và trái tim nhân hậu. Tôi muốn giới thiệu về giải thưởng DAISY Honoree...

Read more
Next Post

Triệu chứng thường gặp khi mắc Omicron BA.2.12.1 - biến thể phụ mới đã xuất hiện ở Việt Nam

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tin liên quan

Đăk Lăk phát động chiến dịch rửa tay bằng xà phòng phòng, chống bệnh Tay – Chân – Miệng

Hơn 99.000 liều vaccine tiêm cho trẻ em đã về đến Nghệ An: Phân bổ nhanh về cơ sở

Hơn 99.000 liều vaccine tiêm cho trẻ em đã về đến Nghệ An: Phân bổ nhanh về cơ sở

Người Hà Nội tới Lotte, chợ Kim Liên và 14 địa điểm sau cần tự cách ly, liên hệ y tế ngay

Người Hà Nội tới Lotte, chợ Kim Liên và 14 địa điểm sau cần tự cách ly, liên hệ y tế ngay

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức
HARDI

Chuyên mục

  • Đọc Mỗi Ngày
  • Hoạt động
  • Tài nguyên
  • Tin tức

Chính sách

  • Chính sách bảo mật

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

  • vi Tiếng Việt
  • en English
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tin tức
  • Đào tạo
  • Đọc Mỗi Ngày
  • Tài nguyên
  • Liên hệ

© 2022 Hardi.vn - Viện Đánh giá Chất lượng và Phát triển nguồn nhân lực Y tế.

Are you sure want to unlock this post?
Unlock left : 0
Are you sure want to cancel subscription?