Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Người dân chủ quan trước dịch bệnh khiến ca mắc ngày càng cao, các bệnh viện đang đối diện với tình trạng quá tải.
Sáng 27-6, Đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại các bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết tại TP.HCM.
Bệnh viện tuyến cuối đối mặt với nguy cơ quá tải
Qua kiểm tra cho thấy lượng bệnh nhân đến thăm khám, điều trị ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đổ về các bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết như Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM…tăng cao khiến các bệnh viện đối mặt với tình trạng quá tải.
Bác sĩ Trần Quốc Hùng, Giám đốc bệnh viện Quận 8 cho biết: “Từ đầu tháng 5, số ca mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị tại bệnh viện liên tục gia tăng. Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Quận 8 tiếp nhận khoảng 20 lượt khám trong đó có 15 trường hợp được chỉ định nhập viện”.
Bệnh viện Quận 8 đã chuẩn bị đầy đủ nhân sự, thuốc men, vật tư y tế, giường bệnh để sẵn sàng ứng phó khi số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn gia tăng. Tuy nhiên, bệnh viện chỉ tiếp nhận những ca bệnh nhẹ, đối với các trường hợp có dấu hiệu nặng, sốc và tái sốc thì sẽ chuyển viện lên tuyến trên để đảm bảo an toàn cho người bệnh do nhân sự tại các khoa điều trị sốt xuất huyết khá mới và trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các ca sốt xuất huyết nặng.
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM
Bác sĩ Ngô Ngọc Quang Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh viện ghi nhận 1.739 bệnh nhi sốt xuất huyết đến thăm khám, điều trị. Trong đó có khoảng 35% bệnh nhân phải nhập viện điều trị và có 369 ca sốc sốt xuất huyết. Bệnh viện cũng ghi nhận 7 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Theo đó số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết tới khám nội trú đã tăng gấp 3-4 lần so với cùng kỳ 2 năm trước. Hiện chưa tới đỉnh dịch nhưng lượng bệnh nhân đã tăng gấp 2 lần so với thời điểm bùng dịch sốt xuất huyết năm 2019. Mỗi tháng, bệnh viện này tiếp nhận khoảng 100 trường hợp nặng, sốc sốt xuất huyết.
Tại Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, trong 6 tháng qua có 3 ca tử vong, 7 ca sốt xuất huyết nặng xin về. Cùng nhiều ca sốc nặng, suy tạng, viêm cơ tim, xuất huyết thể não, mang theo bệnh nền như béo phì, tiểu đường,…
Bệnh viện đã trưng dụng nhiều khoa cùng tiếp nhận bệnh nhân sốt xuất huyết (chiếm 50% số ca nội trú). Khoa Nhiễm D thường dùng để cách ly, điều trị bệnh COVID-19 nay cũng mở rộng, thêm giường xếp ngoài hành lang để phục vụ bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị nội trú.
Người dân còn chủ quan trước dịch bệnh
Thực tế kiểm tra tại các cơ sở y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đánh giá, hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam đang có những diễn biến phức tạp, khả năng sẽ bùng phát trên diện rộng trong thời gian tới.
Người dân còn chủ quan trước sự nguy hiểm của sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp được phát hiện và nhập viện trễ khiến bệnh chuyển qua giai đoạn nặng, hôn mê, sốc, suy đa tạng.
Bên cạnh đó việc thực hiện chiến dịch vệ sinh diệt lăng quăng phòng sốt xuất huyết chưa được người dân coi trọng. Các khu vực như công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, trường học, các vựa ve chai…đang tồn tại nhiều môi trường cho lăng quăng phát triển chưa được xử lý.
Bệnh nhân sốt xuất huyết diễn tiến nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM
Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, qua quá trình kiểm tra cho thấy quá trình diệt lăng quăng vẫn chưa được thực hiện tốt. Các cá nhân, gia đình cùng các doanh nghiệp chưa triển khai công tác phòng dịch bệnh, việc vệ sinh xung quanh nơi ở, làm việc chưa trở thành phong trào thường xuyên.
Để kiểm soát dịch bệnh, cần thực hiện công tác ra quân tổng vệ sinh diệt lăng quăng mỗi chủ nhật hàng tuần. Triển khai tập huấn và xử phạt hành chính để vận động, thuyết phục giúp cho người dân có sự thay đổi trong công tác phòng dịch sốt xuất huyết.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh:”Các cấp chính quyền, các sở ban ngành từ thành phố, quận, huyện cho tới các phường xã cần tăng cường tham gia vào công tác phòng chống dịch.
Tổ chức các buổi tuyên truyền, mở các lớp tập huấn kiến thức chuyên môn cho các địa phương, các trung tâm y tế cơ sở. Thành lập các đội giám sát tại các phường, xã, tổ dân phố để triển khai chặt chẽ công tác phòng dịch, nâng cao hiệu quả chống dịch. Phòng bệnh sốt xuất huyết không phải là trách nhiệm của mỗi ngành y tế mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tất cả các tổ chức ban, ngành”.
Trong 6 tháng đầu năm, TP.HCM ghi nhận hơn 18.976 trường hợp mắc sốt xuất huyết và đã có 10 trường hợp tử vong. Các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên chủ quan trước dịch bệnh. Ngành y tế cũng khuyến cáo rằng, mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp nên dành 15 phút mỗi tuần để vệ sinh, dọn dẹp môi trường xung quanh, tiêu diệt lăng quăng, loại bỏ vector gây bệnh sốt xuất huyết./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Người dân chủ quan trước dịch bệnh khiến ca mắc ngày càng cao, các bệnh viện đang đối diện với tình trạng quá tải.
Sáng 27-6, Đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác thu dung, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại các bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết tại TP.HCM.
Bệnh viện tuyến cuối đối mặt với nguy cơ quá tải
Qua kiểm tra cho thấy lượng bệnh nhân đến thăm khám, điều trị ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đổ về các bệnh viện tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết như Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM…tăng cao khiến các bệnh viện đối mặt với tình trạng quá tải.
Bác sĩ Trần Quốc Hùng, Giám đốc bệnh viện Quận 8 cho biết: “Từ đầu tháng 5, số ca mắc sốt xuất huyết đến khám và điều trị tại bệnh viện liên tục gia tăng. Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Quận 8 tiếp nhận khoảng 20 lượt khám trong đó có 15 trường hợp được chỉ định nhập viện”.
Bệnh viện Quận 8 đã chuẩn bị đầy đủ nhân sự, thuốc men, vật tư y tế, giường bệnh để sẵn sàng ứng phó khi số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn gia tăng. Tuy nhiên, bệnh viện chỉ tiếp nhận những ca bệnh nhẹ, đối với các trường hợp có dấu hiệu nặng, sốc và tái sốc thì sẽ chuyển viện lên tuyến trên để đảm bảo an toàn cho người bệnh do nhân sự tại các khoa điều trị sốt xuất huyết khá mới và trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong điều trị các ca sốt xuất huyết nặng.
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM
Bác sĩ Ngô Ngọc Quang Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh viện ghi nhận 1.739 bệnh nhi sốt xuất huyết đến thăm khám, điều trị. Trong đó có khoảng 35% bệnh nhân phải nhập viện điều trị và có 369 ca sốc sốt xuất huyết. Bệnh viện cũng ghi nhận 7 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.
Theo đó số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết tới khám nội trú đã tăng gấp 3-4 lần so với cùng kỳ 2 năm trước. Hiện chưa tới đỉnh dịch nhưng lượng bệnh nhân đã tăng gấp 2 lần so với thời điểm bùng dịch sốt xuất huyết năm 2019. Mỗi tháng, bệnh viện này tiếp nhận khoảng 100 trường hợp nặng, sốc sốt xuất huyết.
Tại Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, trong 6 tháng qua có 3 ca tử vong, 7 ca sốt xuất huyết nặng xin về. Cùng nhiều ca sốc nặng, suy tạng, viêm cơ tim, xuất huyết thể não, mang theo bệnh nền như béo phì, tiểu đường,…
Bệnh viện đã trưng dụng nhiều khoa cùng tiếp nhận bệnh nhân sốt xuất huyết (chiếm 50% số ca nội trú). Khoa Nhiễm D thường dùng để cách ly, điều trị bệnh COVID-19 nay cũng mở rộng, thêm giường xếp ngoài hành lang để phục vụ bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị nội trú.
Người dân còn chủ quan trước dịch bệnh
Thực tế kiểm tra tại các cơ sở y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đánh giá, hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh khu vực phía Nam đang có những diễn biến phức tạp, khả năng sẽ bùng phát trên diện rộng trong thời gian tới.
Người dân còn chủ quan trước sự nguy hiểm của sốt xuất huyết. Nhiều trường hợp được phát hiện và nhập viện trễ khiến bệnh chuyển qua giai đoạn nặng, hôn mê, sốc, suy đa tạng.
Bên cạnh đó việc thực hiện chiến dịch vệ sinh diệt lăng quăng phòng sốt xuất huyết chưa được người dân coi trọng. Các khu vực như công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, trường học, các vựa ve chai…đang tồn tại nhiều môi trường cho lăng quăng phát triển chưa được xử lý.
Bệnh nhân sốt xuất huyết diễn tiến nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM
Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, qua quá trình kiểm tra cho thấy quá trình diệt lăng quăng vẫn chưa được thực hiện tốt. Các cá nhân, gia đình cùng các doanh nghiệp chưa triển khai công tác phòng dịch bệnh, việc vệ sinh xung quanh nơi ở, làm việc chưa trở thành phong trào thường xuyên.
Để kiểm soát dịch bệnh, cần thực hiện công tác ra quân tổng vệ sinh diệt lăng quăng mỗi chủ nhật hàng tuần. Triển khai tập huấn và xử phạt hành chính để vận động, thuyết phục giúp cho người dân có sự thay đổi trong công tác phòng dịch sốt xuất huyết.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh:”Các cấp chính quyền, các sở ban ngành từ thành phố, quận, huyện cho tới các phường xã cần tăng cường tham gia vào công tác phòng chống dịch.
Tổ chức các buổi tuyên truyền, mở các lớp tập huấn kiến thức chuyên môn cho các địa phương, các trung tâm y tế cơ sở. Thành lập các đội giám sát tại các phường, xã, tổ dân phố để triển khai chặt chẽ công tác phòng dịch, nâng cao hiệu quả chống dịch. Phòng bệnh sốt xuất huyết không phải là trách nhiệm của mỗi ngành y tế mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tất cả các tổ chức ban, ngành”.
Trong 6 tháng đầu năm, TP.HCM ghi nhận hơn 18.976 trường hợp mắc sốt xuất huyết và đã có 10 trường hợp tử vong. Các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên chủ quan trước dịch bệnh. Ngành y tế cũng khuyến cáo rằng, mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp nên dành 15 phút mỗi tuần để vệ sinh, dọn dẹp môi trường xung quanh, tiêu diệt lăng quăng, loại bỏ vector gây bệnh sốt xuất huyết./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn