Nhằm tăng cường các hoạt động về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc, vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước và dân tộc Việt Nam thế kỷ 21, Bộ Y tế vừa xây dựng “Kế hoạch Triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2017-2021”
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, với những cố gắng của cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban ngành, tổ chức chính trị, chính trị xã hội các cấp và sự hưởng ứng tích cực của người dân, Việt Nam đã khống chế được nhiều dịch bệnh, trong đó một số dịch bệnh nguy hiểm đã được thanh toán hoặc loại trừ góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu và việc giao lưu thông thương giữa các nước tăng dẫn đến tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng bùng phát và lan rộng trên phạm vi cả nước còn xuất hiện một số dịch bệnh nguy hiểm mới. Một trong những nguyên nhân chính mà các dịch bệnh trên khó được khống chế là môi trường sống bị ô nhiễm, do ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế.
Đến cuối năm 2016, theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khoảng 67%, trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 94%. Hiện vẫn còn những công trình công cộng như trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, chợ, khu vui chơi giải trí không có nhà tiêu đảm bảo vệ sinh. Rửa tay với xà phòng chưa thành thói quen, cụ thể là 23% người dân rửa tay trước khi ăn và 36% rửa tay sau khi đi vệ sinh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến đầu năm 2016, cả nước có 86% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên theo báo cáo của Sở Y tế 63/63 tỉnh/thành phố, năm 2016 có 14% nhà máy nước công suất ≥ 1.000 m3/ngày đêm và 37% trạm cấp nước tập trung quy mô nhỏ < 1.000 m3/ngày đêm chưa được kiểm tra, giám sát chất lượng nước theo quy định.
Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam năm 2015 đối với 32 cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm 6 bệnh viện trung ương, 9 bệnh viện tuyến tỉnh, 9 bệnh viện tuyến huyện và 8 trạm y tế xã, kết quả là các trạm y tế được điều tra đã xây dựng nhà vệ sinh đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, bệnh viện tuyến trung ương mới đáp ứng được 33,33% nhu cầu, tuyến tỉnh đáp ứng được 22,2% nhu cầu và thấp nhất là bệnh viện tuyến huyện, không có bệnh viện nào đáp ứng đủ nhà vệ sinh cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nhà vệ sinh dành cho bệnh nhân mới chỉ có 50% hoạt động.
Nhằm tăng cường các hoạt động về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc, vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước và dân tộc Việt Nam thế kỷ 21, Bộ Y tế xây dựng “Kế hoạch Triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2017-2021” với các mục tiêu chính như sau:
-Các văn bản có liên quan đến sức khỏe được ban hành kịp thời, lãnh đạo và cán bộ phụ trách được đào tạo về triển khai các hoạt động vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ ở y tế, nơi làm việc và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.
-Các tỉnh/thành phố truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc, đảm bảo vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.
-Các tỉnh/thành phố xây dựng và nhân rộng mô hình vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ ở y tế và nơi làm việc.
Nhiều chiến lược, chương trình, dự án quốc gia có mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh nước ăn uống, sinh hoạt như: Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chuẩn quốc gia về Y tế xã, Chương trình Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020, Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025, Kế hoạch hành động Quốc gia về biến đổi khí hậu 2012-2020, Kế hoạch triển khai cơ sở y tế “Xanh-sạch-đẹp”, Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa. Điều này chứng tỏ vệ sinh nước ăn uống, sinh hoạt có ý nghĩa về mặt chất lượng sức khỏe, chất lượng cuộc sống tầm mức quốc gia.
Nội dung các thông điệp truyền thông, cổ độngphong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân
I. Bác Hồ nói về phong trào vệ sinh
1. Vệ sinh là yêu nước
2. Toàn dân tích cực hưởng ứng lời kêu gọi Vệ sinh yêu nước của Bác Hồ
3. Toàn dân thi đua hưởng ứng Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân
4. Toàn dân tích cực hưởng ứng ngày 2/7 hàng năm là “Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”
II. Nông thôn mới và các phong trào khác
5. Toàn dân tích cực hưởng ứng Phong trào Vệ sinh môi trường để xây dựng nông thôn mới
6. Bảo đảm nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội
III.Nhóm vệ sinh môi trường-Vệ sinh cá nhân-Phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe
7. Vệ sinh phòng bệnh-Nâng cao sức khỏe
8. Hãy giữ gìn vệ sinh vì sức khỏe của bạn và gia đình
9. Vì sức khỏe cộng đồng, hãy xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
10. Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường góp phần ngăn chặn lây lan dịch bệnh
11. Sử dụng nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường vì sức khỏe của chính mình
12. Vệ sinh môi trường góp phần phòng chống dịch bệnh
13. Vì sức khỏe cộng đồng hãy rửa tay với xà phòng
14. Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch bệnh
III. Lĩnh vực môi trường khác
15. Bỏ rác đúng nơi quy định, hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
16. Sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh vì Bệnh viện xanh-sạch-đẹp
Nhằm tăng cường các hoạt động về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc, vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước và dân tộc Việt Nam thế kỷ 21, Bộ Y tế vừa xây dựng “Kế hoạch Triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2017-2021”
Trong thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, với những cố gắng của cấp ủy Đảng, chính quyền, Ban ngành, tổ chức chính trị, chính trị xã hội các cấp và sự hưởng ứng tích cực của người dân, Việt Nam đã khống chế được nhiều dịch bệnh, trong đó một số dịch bệnh nguy hiểm đã được thanh toán hoặc loại trừ góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu và việc giao lưu thông thương giữa các nước tăng dẫn đến tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng bùng phát và lan rộng trên phạm vi cả nước còn xuất hiện một số dịch bệnh nguy hiểm mới. Một trong những nguyên nhân chính mà các dịch bệnh trên khó được khống chế là môi trường sống bị ô nhiễm, do ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế.
Đến cuối năm 2016, theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt khoảng 67%, trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 94%. Hiện vẫn còn những công trình công cộng như trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, chợ, khu vui chơi giải trí không có nhà tiêu đảm bảo vệ sinh. Rửa tay với xà phòng chưa thành thói quen, cụ thể là 23% người dân rửa tay trước khi ăn và 36% rửa tay sau khi đi vệ sinh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến đầu năm 2016, cả nước có 86% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên theo báo cáo của Sở Y tế 63/63 tỉnh/thành phố, năm 2016 có 14% nhà máy nước công suất ≥ 1.000 m3/ngày đêm và 37% trạm cấp nước tập trung quy mô nhỏ < 1.000 m3/ngày đêm chưa được kiểm tra, giám sát chất lượng nước theo quy định.
Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam năm 2015 đối với 32 cơ sở khám chữa bệnh, bao gồm 6 bệnh viện trung ương, 9 bệnh viện tuyến tỉnh, 9 bệnh viện tuyến huyện và 8 trạm y tế xã, kết quả là các trạm y tế được điều tra đã xây dựng nhà vệ sinh đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, bệnh viện tuyến trung ương mới đáp ứng được 33,33% nhu cầu, tuyến tỉnh đáp ứng được 22,2% nhu cầu và thấp nhất là bệnh viện tuyến huyện, không có bệnh viện nào đáp ứng đủ nhà vệ sinh cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nhà vệ sinh dành cho bệnh nhân mới chỉ có 50% hoạt động.
Nhằm tăng cường các hoạt động về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc, vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước và dân tộc Việt Nam thế kỷ 21, Bộ Y tế xây dựng “Kế hoạch Triển khai phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2017-2021” với các mục tiêu chính như sau:
-Các văn bản có liên quan đến sức khỏe được ban hành kịp thời, lãnh đạo và cán bộ phụ trách được đào tạo về triển khai các hoạt động vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ ở y tế, nơi làm việc và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.
-Các tỉnh/thành phố truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ sở y tế và nơi làm việc, đảm bảo vệ sinh chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt.
-Các tỉnh/thành phố xây dựng và nhân rộng mô hình vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình, vệ sinh trong cơ ở y tế và nơi làm việc.
Nhiều chiến lược, chương trình, dự án quốc gia có mục tiêu, chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh nước ăn uống, sinh hoạt như: Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chuẩn quốc gia về Y tế xã, Chương trình Quốc gia về An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020, Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025, Kế hoạch hành động Quốc gia về biến đổi khí hậu 2012-2020, Kế hoạch triển khai cơ sở y tế “Xanh-sạch-đẹp”, Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa. Điều này chứng tỏ vệ sinh nước ăn uống, sinh hoạt có ý nghĩa về mặt chất lượng sức khỏe, chất lượng cuộc sống tầm mức quốc gia.
Nội dung các thông điệp truyền thông, cổ độngphong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân
I. Bác Hồ nói về phong trào vệ sinh
1. Vệ sinh là yêu nước
2. Toàn dân tích cực hưởng ứng lời kêu gọi Vệ sinh yêu nước của Bác Hồ
3. Toàn dân thi đua hưởng ứng Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân
4. Toàn dân tích cực hưởng ứng ngày 2/7 hàng năm là “Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”
II. Nông thôn mới và các phong trào khác
5. Toàn dân tích cực hưởng ứng Phong trào Vệ sinh môi trường để xây dựng nông thôn mới
6. Bảo đảm nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội
III.Nhóm vệ sinh môi trường-Vệ sinh cá nhân-Phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe
7. Vệ sinh phòng bệnh-Nâng cao sức khỏe
8. Hãy giữ gìn vệ sinh vì sức khỏe của bạn và gia đình
9. Vì sức khỏe cộng đồng, hãy xây dựng và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
10. Vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường góp phần ngăn chặn lây lan dịch bệnh
11. Sử dụng nước sạch và giữ gìn vệ sinh môi trường vì sức khỏe của chính mình
12. Vệ sinh môi trường góp phần phòng chống dịch bệnh
13. Vì sức khỏe cộng đồng hãy rửa tay với xà phòng
14. Thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch bệnh
III. Lĩnh vực môi trường khác
15. Bỏ rác đúng nơi quy định, hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
16. Sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh vì Bệnh viện xanh-sạch-đẹp