Xung quanh vấn đề này, chiều 2/8, PGS.TS. BS Lê Minh Khôi, Trưởng phòng Khoa học Đào tạo BV ĐH Y Dược TP.HCM đã có cuộc trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống.
PV: Xin ông cho biết, việc thiết lập Trung tâm hồi sức COVID-19 đang diễn ra như thế nào?
PGS.TS.BS. Lê Minh Khôi: Cơ bản đã hoàn chỉnh. Ai cũng làm với tinh thần trách nhiệm rất cao. Có một số vấn đề kỹ thuật, nhưng sẽ cố gắng khắc phục và nhận bệnh nhân COVID-19 ngay trong cuối ngày 2/8.
PV: Xin ông cho biết tiến độ nhận bệnh sẽ như thế nào?
PGS.TS.BS. Lê Minh Khôi: Việc thiết lập một Trung tâm hồi sức COVID-19 quy mô 500 giường như vậy là rất công phu. Hơn nữa, lực lượng y bác sĩ của BV ĐH Y Dược TP.HCM đã chi viện cho các bệnh viện dã chiến quá nhiều, chưa rút về kịp. Vậy nên sẽ nhận một số bệnh nhân trước để chăm sóc, điều trị thật tốt.
Khi các hệ thống máy móc vận hành bài bản, sẽ tăng tốc nhận bệnh. Hơn nữa, nhận bệnh theo tiến độ cũng là để bộ phận thi công các phòng hồi sức tiến hành thiết lập nhanh và thuận tiện hơn.
PV: Việc vận hành Trung tâm hồi sức COVID-19 sẽ diễn ra thế nào?
BV Bạch Mai huy động nhân lực và trang thiết bị cho Trung tâm Hồi sức Tích cực ở TP.HCM như thế nào?
Vì sao cần thiết lập 12 Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia?
Bộ trưởng Bộ Y tế: Sẵn sàng đưa vào hoạt động Trung tâm hồi sức tích cực vùng 500 giường tại Cần Thơ
PGS.TS.BS. Lê Minh Khôi: Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM đảm nhận trách nhiệm chính tại Trung tâm hồi sức COVID-19 này. Trung tâm sẽ vận hành theo đúng chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong một vài ngày đầu sẽ chạy chậm để bảo đảm an toàn tốt nhất cho bệnh nhân lẫn nhân viên y tế. Ngay sau đó chúng tôi sẽ rút các y bác sĩ từ nhiều nơi về.
Toàn bộ BV ĐH Y Dược TP. HCM tập trung cao độ cho việc vận hành Trung tâm hồi sức COVID-19 này. Nhiều cuộc họp giao ban của BV Trường ĐH Y Dược TP. HCM cũng đã hủy để tập trung lo tốt nhất cho Trung tâm hồi sức COVID-19. Tinh thần cứu chữa, điều trị bệnh nhân COVID-19 luôn sẵn sàng.
Nhân lực, vật lực đã tập trung
PV: Máy móc, vật tư đã đưa về Trung tâm hồi sức COVID-19 như thế nào rồi, thưa ông?
PGS.TS BS. Lê Minh Khôi: Chúng tôi đưa máy thở qua. Toàn bộ trang thiết bị, thuốc men đã tập trung hết về Bệnh viện Quốc tế Thành phố trong vòng 18 giờ sau khi nhận nhiệm vụ. Tất cả các bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn, dược, xét nghiệm… đều đã tập trung về Trung tâm hồi sức COVID-19 để nhận nhiệm vụ.
Máy móc hiện đã đã được lắp đặt.
PV: Số nhân lực, vật lực ngoài của ngành y tế, của BV Trường ĐH Y Dược TP.HCM thì còn có đơn vị nào đưa đến?
PGS.TS.BS. Lê Minh Khôi: Đầu tiên BV ĐH Y Dược TP.HCM sẽ lấy nguyên trang thiết bị của mình sang cùng với thiết bị được Bộ Y tế phân bổ. Phía Tập đoàn Hoa Lâm hỗ trợ hậu cần. Nhưng khi đã bắt đầu thiết lập được bộ máy trơn tru, bệnh nhân nhận nhiều vào thì không chỉ nhờ sự trợ giúp của Tập đoàn Hoa Lâm mà còn có sự kêu gọi hàng loạt y bác sĩ trẻ từ các nơi khác sẽ về đây chung tay điều trị. Còn hiện tại, chúng tôi đều xác định sẽ làm việc hết sức mình theo chế độ 3 ca, 4 kíp.
Tất cả các bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn, dược, xét nghiệm… đều đã tập trung về Trung tâm hồi sức COVID-19 để nhận nhiệm vụ.
PV: Việc thực hiện “4 tại chỗ” ở Trung tâm hồi sức COVID-19 này như thế nào, thưa bác sĩ?
PGS.TS.BS. Lê Minh Khôi: Sẽ cố gắng thực hiện tốt “4 tại chỗ”. Nhân lực của chúng tôi đã được đào tạo rất tốt về công tác hồi sức, hô hấp. Bên cạnh đó ngay khi có chỉ đạo của Bộ Y tế đã có 50 máy thở đưa vào thiết lập, vận hành. Với sự nỗ lực của từng thầy thuốc và sự sát cánh chỉ đạo của Bộ Y tế thì công tác điều trị bệnh nhân sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Xin cảm ơn ông./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
Xung quanh vấn đề này, chiều 2/8, PGS.TS. BS Lê Minh Khôi, Trưởng phòng Khoa học Đào tạo BV ĐH Y Dược TP.HCM đã có cuộc trao đổi với PV Báo Sức khỏe và Đời sống.
PV: Xin ông cho biết, việc thiết lập Trung tâm hồi sức COVID-19 đang diễn ra như thế nào?
PGS.TS.BS. Lê Minh Khôi: Cơ bản đã hoàn chỉnh. Ai cũng làm với tinh thần trách nhiệm rất cao. Có một số vấn đề kỹ thuật, nhưng sẽ cố gắng khắc phục và nhận bệnh nhân COVID-19 ngay trong cuối ngày 2/8.
PV: Xin ông cho biết tiến độ nhận bệnh sẽ như thế nào?
PGS.TS.BS. Lê Minh Khôi: Việc thiết lập một Trung tâm hồi sức COVID-19 quy mô 500 giường như vậy là rất công phu. Hơn nữa, lực lượng y bác sĩ của BV ĐH Y Dược TP.HCM đã chi viện cho các bệnh viện dã chiến quá nhiều, chưa rút về kịp. Vậy nên sẽ nhận một số bệnh nhân trước để chăm sóc, điều trị thật tốt.
Khi các hệ thống máy móc vận hành bài bản, sẽ tăng tốc nhận bệnh. Hơn nữa, nhận bệnh theo tiến độ cũng là để bộ phận thi công các phòng hồi sức tiến hành thiết lập nhanh và thuận tiện hơn.
PV: Việc vận hành Trung tâm hồi sức COVID-19 sẽ diễn ra thế nào?
BV Bạch Mai huy động nhân lực và trang thiết bị cho Trung tâm Hồi sức Tích cực ở TP.HCM như thế nào?
Vì sao cần thiết lập 12 Trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia?
Bộ trưởng Bộ Y tế: Sẵn sàng đưa vào hoạt động Trung tâm hồi sức tích cực vùng 500 giường tại Cần Thơ
PGS.TS.BS. Lê Minh Khôi: Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM đảm nhận trách nhiệm chính tại Trung tâm hồi sức COVID-19 này. Trung tâm sẽ vận hành theo đúng chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trong một vài ngày đầu sẽ chạy chậm để bảo đảm an toàn tốt nhất cho bệnh nhân lẫn nhân viên y tế. Ngay sau đó chúng tôi sẽ rút các y bác sĩ từ nhiều nơi về.
Toàn bộ BV ĐH Y Dược TP. HCM tập trung cao độ cho việc vận hành Trung tâm hồi sức COVID-19 này. Nhiều cuộc họp giao ban của BV Trường ĐH Y Dược TP. HCM cũng đã hủy để tập trung lo tốt nhất cho Trung tâm hồi sức COVID-19. Tinh thần cứu chữa, điều trị bệnh nhân COVID-19 luôn sẵn sàng.
Nhân lực, vật lực đã tập trung
PV: Máy móc, vật tư đã đưa về Trung tâm hồi sức COVID-19 như thế nào rồi, thưa ông?
PGS.TS BS. Lê Minh Khôi: Chúng tôi đưa máy thở qua. Toàn bộ trang thiết bị, thuốc men đã tập trung hết về Bệnh viện Quốc tế Thành phố trong vòng 18 giờ sau khi nhận nhiệm vụ. Tất cả các bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn, dược, xét nghiệm… đều đã tập trung về Trung tâm hồi sức COVID-19 để nhận nhiệm vụ.
Máy móc hiện đã đã được lắp đặt.
PV: Số nhân lực, vật lực ngoài của ngành y tế, của BV Trường ĐH Y Dược TP.HCM thì còn có đơn vị nào đưa đến?
PGS.TS.BS. Lê Minh Khôi: Đầu tiên BV ĐH Y Dược TP.HCM sẽ lấy nguyên trang thiết bị của mình sang cùng với thiết bị được Bộ Y tế phân bổ. Phía Tập đoàn Hoa Lâm hỗ trợ hậu cần. Nhưng khi đã bắt đầu thiết lập được bộ máy trơn tru, bệnh nhân nhận nhiều vào thì không chỉ nhờ sự trợ giúp của Tập đoàn Hoa Lâm mà còn có sự kêu gọi hàng loạt y bác sĩ trẻ từ các nơi khác sẽ về đây chung tay điều trị. Còn hiện tại, chúng tôi đều xác định sẽ làm việc hết sức mình theo chế độ 3 ca, 4 kíp.
Tất cả các bộ phận kiểm soát nhiễm khuẩn, dược, xét nghiệm… đều đã tập trung về Trung tâm hồi sức COVID-19 để nhận nhiệm vụ.
PV: Việc thực hiện “4 tại chỗ” ở Trung tâm hồi sức COVID-19 này như thế nào, thưa bác sĩ?
PGS.TS.BS. Lê Minh Khôi: Sẽ cố gắng thực hiện tốt “4 tại chỗ”. Nhân lực của chúng tôi đã được đào tạo rất tốt về công tác hồi sức, hô hấp. Bên cạnh đó ngay khi có chỉ đạo của Bộ Y tế đã có 50 máy thở đưa vào thiết lập, vận hành. Với sự nỗ lực của từng thầy thuốc và sự sát cánh chỉ đạo của Bộ Y tế thì công tác điều trị bệnh nhân sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
Xin cảm ơn ông./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn