Các bác sĩ tiến hành nội soi cắt u buồng trứng cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Cô Tô
BS. Phạm Tiến Dũng, Trưởng khoa Ngoại, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện đảo Cô Tô cho biết, bệnh nhân là Nguyễn Thị Thại – người dân sinh sống trên đảo Cô Tô, 75 tuổi, bị u buồng trứng có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị. Bệnh nhân tình cờ phát hiện bệnh khi được khám sức khỏe sau khi bị đau tức hạ vị phải, đau không lan.
Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy hình ảnh buồng trứng phải có nang đường kính 33x 45x68mm. Qua hội chẩn các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị u nang buồng trứng phải và chỉ định Phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng 2 bên; phương pháp gây mê nội khí quản cho bệnh nhân.
Ca mổ được thực hiện trong 45 phút, các bác sĩ TTYT huyện Cô Tô đã tiến hành cắt thành công u nang buồng trứng cho bệnh nhân. Sau mổ bệnh nhân có thể ăn nhẹ, và chỉ sau 2-3 ngày bệnh nhân có thể xuất viện. Trong khi trước đây những ca bệnh tương tự phải đưa vào đất liền, mất ít nhất nửa ngày di chuyển, nguy cơ tử vong cao.Đây là ca mổ nội soi đầu tiên tại Trung tâm y tế huyện đảo Cô Tô, dưới sự cầm tay chỉ việc của các bác sĩ BV Sản Nhi Quảng Ninh. Dàn máy phẫu thuật nội soi được Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đầu tư cho Trung tâm Y tế huyện đảo Cô Tô, trị giá 2 tỷ đồng. Kíp mổ do BS. Phạm Tiến Dũng, BS. Phan Thị Thái cùng các kỹ thuật viên TTYT huyện Cô Tô tiến hành.
Với việc nhận chuyển giao thành công các kỹ thuật nội soi đối với các bệnh nhân bị u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung, viêm ruột thừa… đánh dấu một bước ngoặt trong lĩnh vực sản phụ khoa của TTYT huyện Cô Tô, giúp người dân huyện đảo được hưởng các kỹ thuật cao ngay tại địa phương mà không phải chuyển lên tuyến trên điều trị.
BS. Bùi Thị Thuy, Giám đốc TTYT huyện Cô Tô, cho biết: Trước đây, các bệnh u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung, viêm ruột thừa… thường mổ mở, gây nhiều đau đớn, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật, đặc biệt là thời gian hậu phẫu kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Phẫu thuật mổ nội soi ít đau hơn nhiều so với mổ mở, vết mổ nhỏ có tính thẩm mỹ cao, bệnh nhân phục hồi nhanh và có thể ra viện sau khoảng 4 – 5 ngày. Đặc biệt, rút ngắn thời gian hơn so với mổ thông thường, hạn chế tối đa nguy cơ dính sau mổ mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân.
TTYT huyện Cô Tô là đơn vị y tế duy nhất của huyện đảo Cô Tô, gồm 5 khoa phòng và 1 bộ phận, quy mô gồm 50 giường, nằm cách cảng Vân Đồn khoảng 32 hải lý đường biển. Nơi đây thực hiện công tác y tế cho khoảng 6.000 người dân của huyện nên công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn cả về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất. Do đó, còn nhiều trường hợp phải chuyển điều trị về đất liền tại TTYT huyện Vân Đồn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và bệnh viện Sản- Nhi.
BS. Bùi Thị Thuy, Giám đốc TTYT Cô Tô cho biết, nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng điều trị, khám chữa bệnh, đơn vị đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ các bác sĩ của BV Sản Nhi Quảng Ninh luân phiên xuống khám chữa bệnh và đào tạo ngay tại TTYT Cô Tô. Trong 9 tháng đầu năm 2017, TTYT Cô Tô đã điều trị khỏi nhiều ca bệnh nặng, phức tạp như viêm phổi sơ sinh, lồng ruột trẻ em… Cấp cứu kịp thời bệnh nhân đuối nước, bỏng điện, nhồi máu cơ tim cấp, tiền sản giật nặng. Thực hiện phẫu thuật cấp cứu thành công tại đơn vị 24 ca tăng 800% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ sinh tại Trung tâm đã tăng từ 18% trong 9 tháng năm 2016 lên 50% 9 tháng năm 2017. Bên cạnh đó, trung tâm cũng đã đơn giản hóa các thủ tục hành chính để người bệnh dễ dàng tiếp nhận các dịch vụ y tế và rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh.
BS. Trần Thị Minh Lý, Phó Giám đốc bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh là đơn vị chuyển gia kỹ thuật cho TTYT Cô Tô cho biết: Sau 9 tháng thực hiện chỉ đạo tuyến từ bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, hoạt động khám chữa bệnh tại TTYT huyện Cô Tô đã có nhiều thay đổi, chuyển biến theo hướng tích cực. Từ ngày 01/04/2017, TTYT huyện Cô Tô chính thức ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện và đã triển khai thành công bệnh án điện tử trong quý III, giúp quản lý hiệu quả hồ sơ bệnh án, kiểm soát tốt công tác Dược, chi phí tài chính; đồng thời, giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Bác sĩ nội soi kiểm tra sức khỏe cho người dân trên huyện đảo Cô Tô.
Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh cũng đã bố trí được 23 lượt cán bộ luân phiên tăng cường hỗ trợ, trực tiếp tham gia khám, cấp cứu và điều trị được hơn 3.000 lượt bệnh nhân ngoại trú và nội trú; đồng thời, tham gia xử trí cấp cứu các trường hợp bệnh nhân sốt cao co giật, khó thở, bỏng, chấn thương, tai nạn sinh hoạt… Tham gia mổ cấp cứu bệnh nhân viêm ruột thừa, nội soi tiêu hóa, chửa ngoài tử cung, mổ đẻ. Tổ chức sinh hoạt khoa học về sàng lọc trước sinh, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lý da liễu,…
BS. Trần Thị Minh Lý cho biết, trong thời gian tới, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp tục duy trì tăng cường, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật như: Hoàn thiện bệnh án điện tử, chuyển giao kỹ thuật lâm sàng, chỉ đạo cấp cứu các trường hợp chấn thương và các kỹ thuật cấp cứu về chuyên ngành Sản – Phụ khoa và Nhi khoa, phối hợp khám chữa bệnh lưu động./.
Các bác sĩ tiến hành nội soi cắt u buồng trứng cho bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Cô Tô
BS. Phạm Tiến Dũng, Trưởng khoa Ngoại, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện đảo Cô Tô cho biết, bệnh nhân là Nguyễn Thị Thại – người dân sinh sống trên đảo Cô Tô, 75 tuổi, bị u buồng trứng có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị. Bệnh nhân tình cờ phát hiện bệnh khi được khám sức khỏe sau khi bị đau tức hạ vị phải, đau không lan.
Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy hình ảnh buồng trứng phải có nang đường kính 33x 45x68mm. Qua hội chẩn các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị u nang buồng trứng phải và chỉ định Phẫu thuật nội soi cắt u nang buồng trứng 2 bên; phương pháp gây mê nội khí quản cho bệnh nhân.
Ca mổ được thực hiện trong 45 phút, các bác sĩ TTYT huyện Cô Tô đã tiến hành cắt thành công u nang buồng trứng cho bệnh nhân. Sau mổ bệnh nhân có thể ăn nhẹ, và chỉ sau 2-3 ngày bệnh nhân có thể xuất viện. Trong khi trước đây những ca bệnh tương tự phải đưa vào đất liền, mất ít nhất nửa ngày di chuyển, nguy cơ tử vong cao.Đây là ca mổ nội soi đầu tiên tại Trung tâm y tế huyện đảo Cô Tô, dưới sự cầm tay chỉ việc của các bác sĩ BV Sản Nhi Quảng Ninh. Dàn máy phẫu thuật nội soi được Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đầu tư cho Trung tâm Y tế huyện đảo Cô Tô, trị giá 2 tỷ đồng. Kíp mổ do BS. Phạm Tiến Dũng, BS. Phan Thị Thái cùng các kỹ thuật viên TTYT huyện Cô Tô tiến hành.
Với việc nhận chuyển giao thành công các kỹ thuật nội soi đối với các bệnh nhân bị u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung, viêm ruột thừa… đánh dấu một bước ngoặt trong lĩnh vực sản phụ khoa của TTYT huyện Cô Tô, giúp người dân huyện đảo được hưởng các kỹ thuật cao ngay tại địa phương mà không phải chuyển lên tuyến trên điều trị.
BS. Bùi Thị Thuy, Giám đốc TTYT huyện Cô Tô, cho biết: Trước đây, các bệnh u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung, viêm ruột thừa… thường mổ mở, gây nhiều đau đớn, bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng sau phẫu thuật, đặc biệt là thời gian hậu phẫu kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Phẫu thuật mổ nội soi ít đau hơn nhiều so với mổ mở, vết mổ nhỏ có tính thẩm mỹ cao, bệnh nhân phục hồi nhanh và có thể ra viện sau khoảng 4 – 5 ngày. Đặc biệt, rút ngắn thời gian hơn so với mổ thông thường, hạn chế tối đa nguy cơ dính sau mổ mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân.
TTYT huyện Cô Tô là đơn vị y tế duy nhất của huyện đảo Cô Tô, gồm 5 khoa phòng và 1 bộ phận, quy mô gồm 50 giường, nằm cách cảng Vân Đồn khoảng 32 hải lý đường biển. Nơi đây thực hiện công tác y tế cho khoảng 6.000 người dân của huyện nên công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn cả về chuyên môn cũng như cơ sở vật chất. Do đó, còn nhiều trường hợp phải chuyển điều trị về đất liền tại TTYT huyện Vân Đồn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và bệnh viện Sản- Nhi.
BS. Bùi Thị Thuy, Giám đốc TTYT Cô Tô cho biết, nhằm tăng cường và nâng cao chất lượng điều trị, khám chữa bệnh, đơn vị đã tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ các bác sĩ của BV Sản Nhi Quảng Ninh luân phiên xuống khám chữa bệnh và đào tạo ngay tại TTYT Cô Tô. Trong 9 tháng đầu năm 2017, TTYT Cô Tô đã điều trị khỏi nhiều ca bệnh nặng, phức tạp như viêm phổi sơ sinh, lồng ruột trẻ em… Cấp cứu kịp thời bệnh nhân đuối nước, bỏng điện, nhồi máu cơ tim cấp, tiền sản giật nặng. Thực hiện phẫu thuật cấp cứu thành công tại đơn vị 24 ca tăng 800% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ sinh tại Trung tâm đã tăng từ 18% trong 9 tháng năm 2016 lên 50% 9 tháng năm 2017. Bên cạnh đó, trung tâm cũng đã đơn giản hóa các thủ tục hành chính để người bệnh dễ dàng tiếp nhận các dịch vụ y tế và rút ngắn thời gian chờ đợi cho người bệnh.
BS. Trần Thị Minh Lý, Phó Giám đốc bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh là đơn vị chuyển gia kỹ thuật cho TTYT Cô Tô cho biết: Sau 9 tháng thực hiện chỉ đạo tuyến từ bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, hoạt động khám chữa bệnh tại TTYT huyện Cô Tô đã có nhiều thay đổi, chuyển biến theo hướng tích cực. Từ ngày 01/04/2017, TTYT huyện Cô Tô chính thức ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện và đã triển khai thành công bệnh án điện tử trong quý III, giúp quản lý hiệu quả hồ sơ bệnh án, kiểm soát tốt công tác Dược, chi phí tài chính; đồng thời, giảm bớt thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
Bác sĩ nội soi kiểm tra sức khỏe cho người dân trên huyện đảo Cô Tô.
Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh cũng đã bố trí được 23 lượt cán bộ luân phiên tăng cường hỗ trợ, trực tiếp tham gia khám, cấp cứu và điều trị được hơn 3.000 lượt bệnh nhân ngoại trú và nội trú; đồng thời, tham gia xử trí cấp cứu các trường hợp bệnh nhân sốt cao co giật, khó thở, bỏng, chấn thương, tai nạn sinh hoạt… Tham gia mổ cấp cứu bệnh nhân viêm ruột thừa, nội soi tiêu hóa, chửa ngoài tử cung, mổ đẻ. Tổ chức sinh hoạt khoa học về sàng lọc trước sinh, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh lý da liễu,…
BS. Trần Thị Minh Lý cho biết, trong thời gian tới, Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp tục duy trì tăng cường, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật như: Hoàn thiện bệnh án điện tử, chuyển giao kỹ thuật lâm sàng, chỉ đạo cấp cứu các trường hợp chấn thương và các kỹ thuật cấp cứu về chuyên ngành Sản – Phụ khoa và Nhi khoa, phối hợp khám chữa bệnh lưu động./.