Ngày 24/6/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về ý kiến cho rằng Việt Nam có sự phân biệt đối xử giữa người Việt Nam và người nước ngoài trong việc tiêm chủng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
Với mục tiêu tiến tới bao phủ tối đa các đối tượng được tiêm vắc xin, đạt miễn dịch cộng đồng để đưa cuộc sống trở lại bình thường, vừa qua, Việt Nam đã tạo điều kiện, tiêm chủng miễn phí cho hơn 600 thành viên cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam và thân nhân. Bộ Ngoại giao đang phối hợp với Bộ Y tế để thu xếp tiêm vắc xin cho hơn 50 phóng viên và trợ lý báo chí các văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam ngay vào đầu tuần tới.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Trên tinh thần nhân đạo, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, hỗ trợ để người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam được đảm bảo sinh hoạt bình thường, an toàn và được giám sát, chăm sóc y tế, điều trị tích cực trong trường hợp cần thiết. Xin khẳng định, Việt Nam không phân biệt đối xử trong quá trình chăm sóc sức khỏe cũng như tiêm chủng giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam. Công dân nước ngoài sẽ được tạo điều kiện tiêm chủng khi Việt Nam tiếp nhận thêm vắc xin phòng COVID-19, hướng tới mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh.
Nhân viên đại diện ngoại giao nước ngoài được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại BV Phổi Trung ương
Cũng tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam có dự định tiến tới thỏa thuận công nhận lẫn nhau chứng chỉ vắc xin COVID-19 với các nước hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết:
Nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống hiệu quả dịch bệnh COVID-19, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa qua, Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Ngoại giao về lộ trình điều chỉnh chính sách xuất nhập cảnh và biện pháp y tế đối với người nhập cảnh có Giấy chứng nhận đã tiêm chủng hay còn gọi là “hộ chiếu vắc xin”.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Ngoại giao đang phối hợp với Bộ Y tế, các cơ quan chức năng liên quan để nghiên cứu, đề xuất tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho xuất nhập cảnh theo hướng: thúc đẩy công nhận lẫn nhau giấy chứng nhận tiêm chủng – hộ chiếu vắc xin; xem xét giảm thời gian cách ly và số lần xét nghiệm đối với những người đã được tiêm vắc xin và đáp ứng kết quả xét nghiệm y tế; đề xuất lộ trình mở rộng các đối tượng được xuất nhập cảnh phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Trong bối cảnh dịch bệnh, có hàng chục nghìn lao động Việt Nam tại Nhật và Đài Loan hết hạn lao động nhưng không thể về nước. Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đề nghị Nhật Bản và Đài Loan tiêm chủng cho người lao động Việt Nam tại đây. Về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết:
Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến vô cùng phức tạp như thời gian vừa qua và hiện nay, Chính phủ Việt Nam luôn giành ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân, chỉ đạo Bộ Ngoại giao, thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên giữ liên lạc, kịp thời động viên, thăm hỏi cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài, tiến hành các biện pháp hỗ trợ công dân trong trường hợp cần thiết.
Các cơ quan đại diện Việt Nam cũng trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại đề nghị tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe, chăm sóc y tế, tiêm chủng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, trong đó có những người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Liên quan đến kế hoạch Mỹ chia sẻ 55 triệu liều trong 80 triệu liều vắc xin COVID-19 dư thừa cho thế giới, trong đó cung cấp cho Việt Nam vừa trực tiếp vừa qua cơ chế COVAX, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết:
Các cơ quan chức năng Việt Nam đang tích cực trao đổi với các cơ quan chức năng của Mỹ cũng như là cơ chế COVAX facility để sớm tiếp nhận vắc xin. Cho đến nay Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 2,6 triệu liều vắc xin qua cơ chế COVAX.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, Việt Nam hoan nghênh và mong muốn các quốc gia, các tổ chức quốc tế nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tăng cường chia sẻ thông tin, công nghệ, tài chính, y tế, đặc biệt là vắc xin và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin để cùng đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Với câu hỏi về việc khi nào Việt Nam bắt đầu gia công, đóng ống vắc xin Sputnik V, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết:
Trước tiên khẳng định, ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện, Chính phủ Việt Nam đã rất chủ động, nỗ lực tìm kiếm, tiếp cận, đàm phán, trao đổi và vận động chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các hãng sản xuất và nhà cung ứng trên thế giới để có thể mua, nhập và tiếp nhận viện trợ vắc xin phòng chống COVID-19 trong thời gian sớm nhất.
Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã trao đổi với công ty JSC Generium (Nga) sản xuất vắc xin Sputnik V để có vắc xin sớm nhất phục vụ nhu cầu tiêm chủng của nhân dân.
Chúng tôi cũng được biết thông tin từ Bộ Y tế, thời gian vừa qua, Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã đàm phán và sẽ sớm ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin phòng COVID-19 Sputnik V từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng dự kiến bắt đầu từ tháng 7/2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô khoảng 100 triệu liều/năm.
Nguồn: suckhoedoisong.vn
Ngày 24/6/2021, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam về ý kiến cho rằng Việt Nam có sự phân biệt đối xử giữa người Việt Nam và người nước ngoài trong việc tiêm chủng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định:
Với mục tiêu tiến tới bao phủ tối đa các đối tượng được tiêm vắc xin, đạt miễn dịch cộng đồng để đưa cuộc sống trở lại bình thường, vừa qua, Việt Nam đã tạo điều kiện, tiêm chủng miễn phí cho hơn 600 thành viên cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam và thân nhân. Bộ Ngoại giao đang phối hợp với Bộ Y tế để thu xếp tiêm vắc xin cho hơn 50 phóng viên và trợ lý báo chí các văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam ngay vào đầu tuần tới.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Trên tinh thần nhân đạo, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, hỗ trợ để người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam được đảm bảo sinh hoạt bình thường, an toàn và được giám sát, chăm sóc y tế, điều trị tích cực trong trường hợp cần thiết. Xin khẳng định, Việt Nam không phân biệt đối xử trong quá trình chăm sóc sức khỏe cũng như tiêm chủng giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam. Công dân nước ngoài sẽ được tạo điều kiện tiêm chủng khi Việt Nam tiếp nhận thêm vắc xin phòng COVID-19, hướng tới mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh.
Nhân viên đại diện ngoại giao nước ngoài được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại BV Phổi Trung ương
Cũng tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam có dự định tiến tới thỏa thuận công nhận lẫn nhau chứng chỉ vắc xin COVID-19 với các nước hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết:
Nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống hiệu quả dịch bệnh COVID-19, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa qua, Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Ngoại giao về lộ trình điều chỉnh chính sách xuất nhập cảnh và biện pháp y tế đối với người nhập cảnh có Giấy chứng nhận đã tiêm chủng hay còn gọi là “hộ chiếu vắc xin”.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Ngoại giao đang phối hợp với Bộ Y tế, các cơ quan chức năng liên quan để nghiên cứu, đề xuất tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho xuất nhập cảnh theo hướng: thúc đẩy công nhận lẫn nhau giấy chứng nhận tiêm chủng – hộ chiếu vắc xin; xem xét giảm thời gian cách ly và số lần xét nghiệm đối với những người đã được tiêm vắc xin và đáp ứng kết quả xét nghiệm y tế; đề xuất lộ trình mở rộng các đối tượng được xuất nhập cảnh phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Trong bối cảnh dịch bệnh, có hàng chục nghìn lao động Việt Nam tại Nhật và Đài Loan hết hạn lao động nhưng không thể về nước. Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ đề nghị Nhật Bản và Đài Loan tiêm chủng cho người lao động Việt Nam tại đây. Về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết:
Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến vô cùng phức tạp như thời gian vừa qua và hiện nay, Chính phủ Việt Nam luôn giành ưu tiên cao nhất cho công tác bảo hộ công dân, chỉ đạo Bộ Ngoại giao, thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài thường xuyên giữ liên lạc, kịp thời động viên, thăm hỏi cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài, tiến hành các biện pháp hỗ trợ công dân trong trường hợp cần thiết.
Các cơ quan đại diện Việt Nam cũng trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại đề nghị tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe, chăm sóc y tế, tiêm chủng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, trong đó có những người lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Liên quan đến kế hoạch Mỹ chia sẻ 55 triệu liều trong 80 triệu liều vắc xin COVID-19 dư thừa cho thế giới, trong đó cung cấp cho Việt Nam vừa trực tiếp vừa qua cơ chế COVAX, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết:
Các cơ quan chức năng Việt Nam đang tích cực trao đổi với các cơ quan chức năng của Mỹ cũng như là cơ chế COVAX facility để sớm tiếp nhận vắc xin. Cho đến nay Việt Nam đã tiếp nhận khoảng 2,6 triệu liều vắc xin qua cơ chế COVAX.
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, Việt Nam hoan nghênh và mong muốn các quốc gia, các tổ chức quốc tế nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, tăng cường chia sẻ thông tin, công nghệ, tài chính, y tế, đặc biệt là vắc xin và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin để cùng đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm này, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Với câu hỏi về việc khi nào Việt Nam bắt đầu gia công, đóng ống vắc xin Sputnik V, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết:
Trước tiên khẳng định, ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện, Chính phủ Việt Nam đã rất chủ động, nỗ lực tìm kiếm, tiếp cận, đàm phán, trao đổi và vận động chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các hãng sản xuất và nhà cung ứng trên thế giới để có thể mua, nhập và tiếp nhận viện trợ vắc xin phòng chống COVID-19 trong thời gian sớm nhất.
Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã trao đổi với công ty JSC Generium (Nga) sản xuất vắc xin Sputnik V để có vắc xin sớm nhất phục vụ nhu cầu tiêm chủng của nhân dân.
Chúng tôi cũng được biết thông tin từ Bộ Y tế, thời gian vừa qua, Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đã đàm phán và sẽ sớm ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin phòng COVID-19 Sputnik V từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng dự kiến bắt đầu từ tháng 7/2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô khoảng 100 triệu liều/năm.
Nguồn: suckhoedoisong.vn