Tạm dừng 100% các hoạt động chưa cần thiết để chống dịch
Chiều tối 30/11, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, trong ngày trên địa bàn phát sinh 35 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 30 ca đã cách ly tập trung; 2 ca tại cộng đồng và 3 ca phát hiện trong khu vực phong tỏa.
Đến nay, địa phương này ghi nhận 1.218 ca mắc . Hiện còn 938 bệnh nhân đang điều trị (277 bệnh nhân đã khỏi; 3 bệnh nhân tử vong).
Ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải chấn chỉnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm đối với ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao theo đúng chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy trong phòng chống dịch bệnh.
Các huyện, thành phố tạm dừng 100% các hoạt động chưa cần thiết, kiểm soát các nguy cơ, tăng xét nghiệm tầm soát theo hướng xã hội hóa, đặc biệt tại hai huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường. Ông Thành cũng yêu cầu chấn chỉnh các hoạt động hiếu, hỉ, giỗ chạp tập trung đông người.
Theo lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, trong thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục xuất hiện các ca mắc/nghi mắc COVID-19, số lượng F1 tăng cao. Do đó, Vĩnh Phúc phải có các giải pháp khẩn cấp, đồng bộ, linh hoạt các biện pháp cách ly y tế, xét nghiệm, điều trị và giãn cách xã hội.
Thực hiện lấy mẫu “cuốn chiếu” từ ngõ, xóm
Trong khi đó, theo Bí thư huyện ủy Yên Lạc Nguyễn Khắc Hiếu, dịch đã “ngấm” vào cộng đồng buộc hệ thống chống dịch chủ động chuyển hướng để ngăn chặn, không để “vỡ trận”.
Thời gian gần đây, Yên Lạc là huyện liên tiếp đối diện với các điểm dịch có . Tại xã Trung Kiên trong vòng một tuần ghi nhận gần 200 ca mắc COVID-19.
Riêng trong ngày đầu tiên (19/11), thực hiện xét nghiệm diện rộng, xã Trung Kiên với hơn 7.000 dân đã phát hiện hơn 30 trường hợp F0. Khoảng một tuần sau đó, con số này đã tăng lên hơn 190 F0. Kết quả trên khiến hệ thống chống dịch huyện Yên Lạc khá bất ngờ vì chỉ trong một thời gian rất ngắn, dịch bùng phát mạnh ngoài các dự đoán trước đó.
Nhận định về nguyên nhân, Bí thư huyện ủy Yên Lạc Nguyễn Khắc Hiếu lý giải: “Dịch đã ngấm trong cộng đồng nhiều ngày nhưng không được phát hiện do đa phần các F0 đều không có triệu chứng”.
Do đó, các biện pháp truy vết thường được sử dụng trước đó đã không mang lại hiệu quả. Các ca nhiễm nằm đan xen trong cộng đồng khiến việc nhận diện “thế trận” chống dịch trở nên khó khăn, đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt hơn của toàn hệ thống. Yên Lạc chọn cách xét nghiệm toàn dân trong thời gian ngắn nhất để phát hiện, phân loại và đưa F0 đi điều trị.
Về cách tầm soát toàn dân, huyện Yên Lạc thực hiện lấy mẫu “cuốn chiếu” từ ngõ, xóm. Không tập trung lấy mẫu ở nhà văn hóa hay trạm y tế để tránh tập trung đông người và dễ kiểm soát, thống kê. Nhân lực lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện theo tinh thần “4 tại chỗ” với việc lấy y tế cơ sở là nòng cốt, đồng thời tập huấn cho đội ngũ giáo viên, đoàn viên thanh niên, tình nguyện viên tham gia lấy mẫu.
Đến nay, theo thống kê, toàn huyện đã có hàng ngàn người thực hiện được việc lấy mẫu xét nghiệm một cách thuần thục, chuyên nghiệp. Nhiều người dân có thể tự lấy mẫu xét nghiệm cho bản thân và gia đình mình.
Sau khi nắm chắc được tình hình dịch bệnh, huyện Yên Lạc trong thời gian tới sẽ thực hiện xét nghiệm tầm soát định kỳ với tỷ lệ cao hơn quy định, tùy theo mức độ nguy cơ, có thể từ 10-20% dân số. Một số địa phương có nguy cơ cao, huyện sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đại diện, mỗi gia đình lấy mẫu một người.
Nguồn: SKĐS
Tạm dừng 100% các hoạt động chưa cần thiết để chống dịch
Chiều tối 30/11, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, trong ngày trên địa bàn phát sinh 35 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 30 ca đã cách ly tập trung; 2 ca tại cộng đồng và 3 ca phát hiện trong khu vực phong tỏa.
Đến nay, địa phương này ghi nhận 1.218 ca mắc . Hiện còn 938 bệnh nhân đang điều trị (277 bệnh nhân đã khỏi; 3 bệnh nhân tử vong).
Ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải chấn chỉnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm đối với ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao theo đúng chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy trong phòng chống dịch bệnh.
Các huyện, thành phố tạm dừng 100% các hoạt động chưa cần thiết, kiểm soát các nguy cơ, tăng xét nghiệm tầm soát theo hướng xã hội hóa, đặc biệt tại hai huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường. Ông Thành cũng yêu cầu chấn chỉnh các hoạt động hiếu, hỉ, giỗ chạp tập trung đông người.
Theo lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, trong thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục xuất hiện các ca mắc/nghi mắc COVID-19, số lượng F1 tăng cao. Do đó, Vĩnh Phúc phải có các giải pháp khẩn cấp, đồng bộ, linh hoạt các biện pháp cách ly y tế, xét nghiệm, điều trị và giãn cách xã hội.
Thực hiện lấy mẫu “cuốn chiếu” từ ngõ, xóm
Trong khi đó, theo Bí thư huyện ủy Yên Lạc Nguyễn Khắc Hiếu, dịch đã “ngấm” vào cộng đồng buộc hệ thống chống dịch chủ động chuyển hướng để ngăn chặn, không để “vỡ trận”.
Thời gian gần đây, Yên Lạc là huyện liên tiếp đối diện với các điểm dịch có . Tại xã Trung Kiên trong vòng một tuần ghi nhận gần 200 ca mắc COVID-19.
Riêng trong ngày đầu tiên (19/11), thực hiện xét nghiệm diện rộng, xã Trung Kiên với hơn 7.000 dân đã phát hiện hơn 30 trường hợp F0. Khoảng một tuần sau đó, con số này đã tăng lên hơn 190 F0. Kết quả trên khiến hệ thống chống dịch huyện Yên Lạc khá bất ngờ vì chỉ trong một thời gian rất ngắn, dịch bùng phát mạnh ngoài các dự đoán trước đó.
Nhận định về nguyên nhân, Bí thư huyện ủy Yên Lạc Nguyễn Khắc Hiếu lý giải: “Dịch đã ngấm trong cộng đồng nhiều ngày nhưng không được phát hiện do đa phần các F0 đều không có triệu chứng”.
Do đó, các biện pháp truy vết thường được sử dụng trước đó đã không mang lại hiệu quả. Các ca nhiễm nằm đan xen trong cộng đồng khiến việc nhận diện “thế trận” chống dịch trở nên khó khăn, đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt hơn của toàn hệ thống. Yên Lạc chọn cách xét nghiệm toàn dân trong thời gian ngắn nhất để phát hiện, phân loại và đưa F0 đi điều trị.
Về cách tầm soát toàn dân, huyện Yên Lạc thực hiện lấy mẫu “cuốn chiếu” từ ngõ, xóm. Không tập trung lấy mẫu ở nhà văn hóa hay trạm y tế để tránh tập trung đông người và dễ kiểm soát, thống kê. Nhân lực lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện theo tinh thần “4 tại chỗ” với việc lấy y tế cơ sở là nòng cốt, đồng thời tập huấn cho đội ngũ giáo viên, đoàn viên thanh niên, tình nguyện viên tham gia lấy mẫu.
Đến nay, theo thống kê, toàn huyện đã có hàng ngàn người thực hiện được việc lấy mẫu xét nghiệm một cách thuần thục, chuyên nghiệp. Nhiều người dân có thể tự lấy mẫu xét nghiệm cho bản thân và gia đình mình.
Sau khi nắm chắc được tình hình dịch bệnh, huyện Yên Lạc trong thời gian tới sẽ thực hiện xét nghiệm tầm soát định kỳ với tỷ lệ cao hơn quy định, tùy theo mức độ nguy cơ, có thể từ 10-20% dân số. Một số địa phương có nguy cơ cao, huyện sẽ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đại diện, mỗi gia đình lấy mẫu một người.
Nguồn: SKĐS