Để ứng phó kip thời với tình huống các ca nhiễm COVID-19 tăng cao, TP.Hồ Chí Minh đã thiết lập 12 bệnh viện dã chiến để thu dung điều trị các bệnh nhân COVID-19 nhẹ. Tại các bệnh viện này, công tác tiếp nhận, điều trị đã đi vào quy củ, nhờ sự nhập cuộc nhanh của đội ngũ các y bác sĩ từ các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện thuộc Sở Y tế T.HCM.
Bộ Y tế luôn hỗ trợ tích cực
Theo lãnh đạo một số bệnh viện dã chiến ở TP.HCM thì cùng với sự đầu tư, quan tâm của ]Thành phố, thì Bộ Y tế luôn hỗ trợ tích cực, nhất là việc điều động các chuyên gia, thầy thuốc giỏi đến sát cánh cùng địa phương điều trị.
Riêng tại chung cư tái định cư Bình Khánh, Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức) có 4 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 với quy mô tiếp nhận được khoảng hơn 20.000 người là F0 (các bệnh viện dã chiến số 3, số 6-7-8). Bộ Y tế và Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã điều động lực lượng đông đảo thầy thuốc đến làm việc tại các bệnh viện này. Công tác tổ chức điều trị đi vào bài bản, các bệnh nhân hợp tác để cùng chiến đấu với COVID-19.
PGS.TS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất đang tham gia điều hành tại Bệnh viện Dã chiến số 8 cho biết: Bệnh viện Dã chiến số 8 nằm ở tầng 2 trong mô hình “tháp 4 tầng”. Được sự quan tâm sâu sát và điều động của Bộ Y tế, Bệnh viện Thống Nhất cử 120 bác sĩ, 250 điều dưỡng tham gia hỗ trợ chống dịch.
Căn cứ vào diễn biến dịch, bệnh nhân nhiều thì số y bác sĩ được điều động sẽ tăng theo. Bệnh viện Dã chiến số 8 bắt đầu nhận bệnh từ ngày 13/7. Hiện đã có tổng cộng 137 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Bình Dân hiện đã có 90 cán bộ, nhân viên. Theo kế hoạch chiều 18/7, Bệnh viện Bình Dân tiếp tục chi viện 97 người nữa.
Đến ngày 18/7, Bệnh viện dã chiến số 8 đã nhận 2.317 ca bệnh COVID-19, còn rất nhiều bệnh nhân từ nơi khác đang muốn chuyển về. Quy mô Bệnh viện Dã chiến số 8 tiếp nhận 3-4.000 ca nhiễm COVID-19. Phương tiện trang thiết bị tại đây đủ sức điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ đến trung bình. Bệnh viện rất được quan tâm của lãnh Thành phố, Bộ Y tế.
Đang có triệu chứng nhẹ và điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 8, bệnh nhân Nguyễn Văn T.H và Trần.H.Th cho biết: Việc dùng các chung cư tái định cư chưa có người ở làm bệnh viện dã chiến là rất phù hợp. Tại đây các bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ các quy định của ngành y tế để sớm khỏi bệnh. Mỗi phòng rộng được bố trí từ 4 đến 6 bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân được đưa đến đây là những ca bệnh có triệu chứng nhẹ. Hàng ngày, các bác sĩ vừa đi thực hiện các bước thăm khám như: Đo nhiệt độ, kiểm tra triệu chứng ho, sốt… Nếu có trường hợp chuyển nặng, bệnh nhân sẽ được đưa xuống phòng cấp cứu để các bác sĩ hội chẩn và đưa đi điều trị ở tầng cao hơn. Đa số bệnh nhân đều rất an tâm, phòng nào ở phòng đó.
Tiết kiệm từng phút vì bệnh nhân
Tại các bệnh viện dã chiến ở TP.HCM như chạy đua với thời gian, nhân viên y tế, bác sĩ phải tiết kiệm từng phút vì người bệnh cả trong nước lẫn ngoài nước.
Luôn sẵn sàng khắc phục các khó khăn, PGS.TS Đỗ Kim Quế chia sẻ: “Chúng tôi tiết kiệm tối đa thời gian. Bác sĩ cũng đi phát đồ ăn đến từng người luôn vì có lúc bệnh nhận đưa về rất động, đến 500 người. Vừa phát cơm vừa tranh thủ hỏi han, thăm khám, nắm bắt kịp thời tình hình để có hướng xử lý ngay. Việc phát đồ ăn cũng phải thực hiện nghiêm các quy định 5K. Tất cả quy trình tiếp nhận, điều trị đều theo các quy chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế”.
Chuyển vào ở hẳn tại Bệnh viện Dã chiến số 8, suốt ngày mang trên mình bộ đồ bảo hộ, điều dưỡng Võ Thị Thủy Nguyên (Bệnh viện Thống Nhất) cho biết: Có nhiều bệnh nhân ban đầu rất lo lắng. Nhưng các y bác sĩ đã kịp thời động viên ngay. Ba việc luôn được các nhân viên y tế tại đây nhắc người bệnh mỗi ngày là: Tinh thần phấn chấn; thực hiện ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa để nâng cao thể lực; thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của ngành y tế. Như vậy thì cuộc chiến với COVID-19 mới nhanh được thành công.
Tại mỗi khu trong Bệnh viện Dã chiến số 8 các thầy thuốc còn lập nhóm Zalo kết nối tất cả các bệnh nhân. Hễ ai có bất cứ triệu chứng gì, thông báo lên nhóm đó là nhân viên y tế đến ngay lập tức để thăm khám và có các bước xử lý kịp thời giúp người bệnh.
BS.Thế Anh (Bệnh viện Thống Nhất) thấm mệt sau khi khám bệnh cho đông đảo bệnh nhân vừa trở về phòng nghỉ của mình cũng bộc bạch: Các ca bệnh có đủ các tầng lớp nên mình phải áp dụng cả liệu pháp tâm lý lẫn y khoa để tư vấn, hướng dẫn và điều trị cho họ. Đặc biệt có người nước ngoài. Trong ngày 18/7 tôi đã trực tiếp khám cho 2 bệnh nhân người Nga và Slovakia. Họ chưa hiểu nhiều về các quy định điều trị của mình nên chúng tôi đã giải thích cặn kẽ và họ đã hợp tác rất tốt. Qua khảo sát thầy rằng, trong Bệnh viện Dã chiến số 8 này tổ chức hoạt động, điều trị rất bài bản.
Để ứng phó kip thời với tình huống các ca nhiễm COVID-19 tăng cao, TP.Hồ Chí Minh đã thiết lập 12 bệnh viện dã chiến để thu dung điều trị các bệnh nhân COVID-19 nhẹ. Tại các bệnh viện này, công tác tiếp nhận, điều trị đã đi vào quy củ, nhờ sự nhập cuộc nhanh của đội ngũ các y bác sĩ từ các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện thuộc Sở Y tế T.HCM.
Bộ Y tế luôn hỗ trợ tích cực
Theo lãnh đạo một số bệnh viện dã chiến ở TP.HCM thì cùng với sự đầu tư, quan tâm của ]Thành phố, thì Bộ Y tế luôn hỗ trợ tích cực, nhất là việc điều động các chuyên gia, thầy thuốc giỏi đến sát cánh cùng địa phương điều trị.
Riêng tại chung cư tái định cư Bình Khánh, Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức) có 4 bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 với quy mô tiếp nhận được khoảng hơn 20.000 người là F0 (các bệnh viện dã chiến số 3, số 6-7-8). Bộ Y tế và Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã điều động lực lượng đông đảo thầy thuốc đến làm việc tại các bệnh viện này. Công tác tổ chức điều trị đi vào bài bản, các bệnh nhân hợp tác để cùng chiến đấu với COVID-19.
PGS.TS Đỗ Kim Quế, Phó Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất đang tham gia điều hành tại Bệnh viện Dã chiến số 8 cho biết: Bệnh viện Dã chiến số 8 nằm ở tầng 2 trong mô hình “tháp 4 tầng”. Được sự quan tâm sâu sát và điều động của Bộ Y tế, Bệnh viện Thống Nhất cử 120 bác sĩ, 250 điều dưỡng tham gia hỗ trợ chống dịch.
Căn cứ vào diễn biến dịch, bệnh nhân nhiều thì số y bác sĩ được điều động sẽ tăng theo. Bệnh viện Dã chiến số 8 bắt đầu nhận bệnh từ ngày 13/7. Hiện đã có tổng cộng 137 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Bình Dân hiện đã có 90 cán bộ, nhân viên. Theo kế hoạch chiều 18/7, Bệnh viện Bình Dân tiếp tục chi viện 97 người nữa.
Đến ngày 18/7, Bệnh viện dã chiến số 8 đã nhận 2.317 ca bệnh COVID-19, còn rất nhiều bệnh nhân từ nơi khác đang muốn chuyển về. Quy mô Bệnh viện Dã chiến số 8 tiếp nhận 3-4.000 ca nhiễm COVID-19. Phương tiện trang thiết bị tại đây đủ sức điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ đến trung bình. Bệnh viện rất được quan tâm của lãnh Thành phố, Bộ Y tế.
Đang có triệu chứng nhẹ và điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 8, bệnh nhân Nguyễn Văn T.H và Trần.H.Th cho biết: Việc dùng các chung cư tái định cư chưa có người ở làm bệnh viện dã chiến là rất phù hợp. Tại đây các bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ các quy định của ngành y tế để sớm khỏi bệnh. Mỗi phòng rộng được bố trí từ 4 đến 6 bệnh nhân. Hầu hết bệnh nhân được đưa đến đây là những ca bệnh có triệu chứng nhẹ. Hàng ngày, các bác sĩ vừa đi thực hiện các bước thăm khám như: Đo nhiệt độ, kiểm tra triệu chứng ho, sốt… Nếu có trường hợp chuyển nặng, bệnh nhân sẽ được đưa xuống phòng cấp cứu để các bác sĩ hội chẩn và đưa đi điều trị ở tầng cao hơn. Đa số bệnh nhân đều rất an tâm, phòng nào ở phòng đó.
Tiết kiệm từng phút vì bệnh nhân
Tại các bệnh viện dã chiến ở TP.HCM như chạy đua với thời gian, nhân viên y tế, bác sĩ phải tiết kiệm từng phút vì người bệnh cả trong nước lẫn ngoài nước.
Luôn sẵn sàng khắc phục các khó khăn, PGS.TS Đỗ Kim Quế chia sẻ: “Chúng tôi tiết kiệm tối đa thời gian. Bác sĩ cũng đi phát đồ ăn đến từng người luôn vì có lúc bệnh nhận đưa về rất động, đến 500 người. Vừa phát cơm vừa tranh thủ hỏi han, thăm khám, nắm bắt kịp thời tình hình để có hướng xử lý ngay. Việc phát đồ ăn cũng phải thực hiện nghiêm các quy định 5K. Tất cả quy trình tiếp nhận, điều trị đều theo các quy chuẩn nghiêm ngặt của Bộ Y tế”.
Chuyển vào ở hẳn tại Bệnh viện Dã chiến số 8, suốt ngày mang trên mình bộ đồ bảo hộ, điều dưỡng Võ Thị Thủy Nguyên (Bệnh viện Thống Nhất) cho biết: Có nhiều bệnh nhân ban đầu rất lo lắng. Nhưng các y bác sĩ đã kịp thời động viên ngay. Ba việc luôn được các nhân viên y tế tại đây nhắc người bệnh mỗi ngày là: Tinh thần phấn chấn; thực hiện ăn uống đầy đủ, không bỏ bữa để nâng cao thể lực; thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của ngành y tế. Như vậy thì cuộc chiến với COVID-19 mới nhanh được thành công.
Tại mỗi khu trong Bệnh viện Dã chiến số 8 các thầy thuốc còn lập nhóm Zalo kết nối tất cả các bệnh nhân. Hễ ai có bất cứ triệu chứng gì, thông báo lên nhóm đó là nhân viên y tế đến ngay lập tức để thăm khám và có các bước xử lý kịp thời giúp người bệnh.
BS.Thế Anh (Bệnh viện Thống Nhất) thấm mệt sau khi khám bệnh cho đông đảo bệnh nhân vừa trở về phòng nghỉ của mình cũng bộc bạch: Các ca bệnh có đủ các tầng lớp nên mình phải áp dụng cả liệu pháp tâm lý lẫn y khoa để tư vấn, hướng dẫn và điều trị cho họ. Đặc biệt có người nước ngoài. Trong ngày 18/7 tôi đã trực tiếp khám cho 2 bệnh nhân người Nga và Slovakia. Họ chưa hiểu nhiều về các quy định điều trị của mình nên chúng tôi đã giải thích cặn kẽ và họ đã hợp tác rất tốt. Qua khảo sát thầy rằng, trong Bệnh viện Dã chiến số 8 này tổ chức hoạt động, điều trị rất bài bản.