Đã có ít nhất có 5 người chết, 2 người mất tích và 159 người bị thương, hàng trăm mái nhà ngập chìm trong nước, nhiều trạm y tế, bệnh viện bị ngập, tốc mái, đổ tường hư hỏng nặng nề. Khi bão đi qua, y tế các địa phương vừa phải khắc phục cơ sở vật chất các bệnh viện (BV) để phục vụ công tác khám chữa bệnh, vừa phải lo phòng chống dịch khi nước rút, bão qua.
Nhiều cơ sở y tế bị thiệt hại
Tại Hà Tĩnh: Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Tĩnh, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 19 người bị thương. Mưa bão cùng làm mái tum nhà A1, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh bị tốc mái. BVĐK huyện Lộc Hà vỡ kính thủy lực phòng xét nghiệm. BVĐK huyện Kỳ Anh bay mất ngói, lật mái tôn dãy nhà 3 tầng, vỡ cáp điện… Tốc mái nhà Phòng khám Đa khoa khu vực, BVĐK huyện Vũ Quang. Các TTYTDP tuyến huyện Kỳ Anh đổ vỡ khung nhôm kính, vỡ cửa sổ. TTYTDP Hương Sơn trụ sở làm việc 50m². Tổng thiệt hại ban đầu của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế ước tính khoảng 3 tỷ đồng. Tại các Trạm y tế thuộc các huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh, Thạch Hà cũng bị tốc mái, hư hỏng nhà trạm…
Ảnh: Nhật Thắng |
Tại tỉnh Quảng Bình: Theo thống kê ban đầu, bão số 10 đã làm 3 người chết, 13 người bị thương và 1 người mất tích, 80% số nhà dân và công sở bị tốc mái, có khu vực 100% nhà bị tốc mái. Hệ thống BV bị tốc mái nặng nhất là BV Minh Hóa, BV Quảng Trạch, BV Đồng Hới. Đặc biệt, BV Đồng Hới bị tốc mái tầng 2 phải di chuyển bệnh nhân xuống tầng 1. Trung tâm y tế dự phòng huyện Lệ Thủy bị ngập nước nghiêm trọng. Ngoài ra, một số trạm y tế thuộc các huyện bị ảnh hưởng như tốc mái, ngập nước… Trao đổi qua điện thoại với PV báo SK&ĐS, BS. Nguyễn Đức Cường – Giám đốc Sở Y tế cho biết, tính đến trưa ngày 2/10, thiệt hại do bão số 10 đối với y tế tỉnh Quảng Bình ước khoảng 26,2 tỷ đồng, chưa tính thiệt hại tại các trạm y tế xã. Được biết, trước khi có bão, tại Quảng Bình đang có dịch đau mắt đỏ tại một số huyện nên trước mắt công tác khắc phục hậu quả sau bão đang được ngành y tế triển khai quyết liệt.
Tại tỉnh Quảng Trị: Thống kê sơ bộ có 17 người bị thương, một số cơ sở y tế của huyện Vĩnh Linh bị ảnh hưởng nặng, Trạm y tế xã Hải Tân, huyện Hải Lăng; Trạm y tế thị trấn Cam Linh, huyện Cam Linh bị tốc mái, hàng loạt cửa kính của BV Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Cửa Tùng bị vỡ.
Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân
Trước diễn biến của bão số 10 và ảnh hưởng hoàn lưu sau bão, ngày 1/10, Bộ Y tế đã ban hành Công điện khẩn số 6137/CĐ-BYT yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Trung: BV C Đà Nẵng, BVĐK Trung ương Huế, BV Việt Nam – Cuba Đồng Hới yêu cầu các BV, tiếp tục theo dõi diễn biến của thời tiết sau bão và có kế hoạch khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra, đề phòng lũ lớn, sạt lở đất, lũ quét đối với các khu vực miền núi, ngập úng vùng trũng. Sở Y tế các tỉnh/thành phố tiếp tục triển khai các phương án bảo vệ hoặc di dời cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân. Chủ động triển khai các phương án khắc phục hậu quả do mưa bão, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại những nơi bão đã đi qua, đề phòng dịch bệnh có thể phát sinh sau mưa bão, lũ như: sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ… Hướng dẫn người dân trong vùng bị ảnh hưởng cách vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, ăn chín uống sôi, khử trùng nguồn nước, giữ gìn vệ sinh phòng tránh những bệnh truyền nhiễm và phát sinh mầm bệnh.
Theo báo Sức khỏe và Đời sống
Đã có ít nhất có 5 người chết, 2 người mất tích và 159 người bị thương, hàng trăm mái nhà ngập chìm trong nước, nhiều trạm y tế, bệnh viện bị ngập, tốc mái, đổ tường hư hỏng nặng nề. Khi bão đi qua, y tế các địa phương vừa phải khắc phục cơ sở vật chất các bệnh viện (BV) để phục vụ công tác khám chữa bệnh, vừa phải lo phòng chống dịch khi nước rút, bão qua.
Nhiều cơ sở y tế bị thiệt hại
Tại Hà Tĩnh: Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Tĩnh, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 19 người bị thương. Mưa bão cùng làm mái tum nhà A1, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh bị tốc mái. BVĐK huyện Lộc Hà vỡ kính thủy lực phòng xét nghiệm. BVĐK huyện Kỳ Anh bay mất ngói, lật mái tôn dãy nhà 3 tầng, vỡ cáp điện… Tốc mái nhà Phòng khám Đa khoa khu vực, BVĐK huyện Vũ Quang. Các TTYTDP tuyến huyện Kỳ Anh đổ vỡ khung nhôm kính, vỡ cửa sổ. TTYTDP Hương Sơn trụ sở làm việc 50m². Tổng thiệt hại ban đầu của các đơn vị trực thuộc Sở Y tế ước tính khoảng 3 tỷ đồng. Tại các Trạm y tế thuộc các huyện Nghi Xuân, Kỳ Anh, Thạch Hà cũng bị tốc mái, hư hỏng nhà trạm…
Ảnh: Nhật Thắng |
Tại tỉnh Quảng Bình: Theo thống kê ban đầu, bão số 10 đã làm 3 người chết, 13 người bị thương và 1 người mất tích, 80% số nhà dân và công sở bị tốc mái, có khu vực 100% nhà bị tốc mái. Hệ thống BV bị tốc mái nặng nhất là BV Minh Hóa, BV Quảng Trạch, BV Đồng Hới. Đặc biệt, BV Đồng Hới bị tốc mái tầng 2 phải di chuyển bệnh nhân xuống tầng 1. Trung tâm y tế dự phòng huyện Lệ Thủy bị ngập nước nghiêm trọng. Ngoài ra, một số trạm y tế thuộc các huyện bị ảnh hưởng như tốc mái, ngập nước… Trao đổi qua điện thoại với PV báo SK&ĐS, BS. Nguyễn Đức Cường – Giám đốc Sở Y tế cho biết, tính đến trưa ngày 2/10, thiệt hại do bão số 10 đối với y tế tỉnh Quảng Bình ước khoảng 26,2 tỷ đồng, chưa tính thiệt hại tại các trạm y tế xã. Được biết, trước khi có bão, tại Quảng Bình đang có dịch đau mắt đỏ tại một số huyện nên trước mắt công tác khắc phục hậu quả sau bão đang được ngành y tế triển khai quyết liệt.
Tại tỉnh Quảng Trị: Thống kê sơ bộ có 17 người bị thương, một số cơ sở y tế của huyện Vĩnh Linh bị ảnh hưởng nặng, Trạm y tế xã Hải Tân, huyện Hải Lăng; Trạm y tế thị trấn Cam Linh, huyện Cam Linh bị tốc mái, hàng loạt cửa kính của BV Điều dưỡng và Phục hồi chức năng Cửa Tùng bị vỡ.
Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân
Trước diễn biến của bão số 10 và ảnh hưởng hoàn lưu sau bão, ngày 1/10, Bộ Y tế đã ban hành Công điện khẩn số 6137/CĐ-BYT yêu cầu Sở Y tế các tỉnh/thành phố từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Trung: BV C Đà Nẵng, BVĐK Trung ương Huế, BV Việt Nam – Cuba Đồng Hới yêu cầu các BV, tiếp tục theo dõi diễn biến của thời tiết sau bão và có kế hoạch khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra, đề phòng lũ lớn, sạt lở đất, lũ quét đối với các khu vực miền núi, ngập úng vùng trũng. Sở Y tế các tỉnh/thành phố tiếp tục triển khai các phương án bảo vệ hoặc di dời cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân. Chủ động triển khai các phương án khắc phục hậu quả do mưa bão, chỉ đạo công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại những nơi bão đã đi qua, đề phòng dịch bệnh có thể phát sinh sau mưa bão, lũ như: sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ… Hướng dẫn người dân trong vùng bị ảnh hưởng cách vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, ăn chín uống sôi, khử trùng nguồn nước, giữ gìn vệ sinh phòng tránh những bệnh truyền nhiễm và phát sinh mầm bệnh.
Theo báo Sức khỏe và Đời sống