Trước diễn biến của bão Noru (bão số 4), ngành y tế nhiều địa phương đã sẵn sàng các phương án ứng phó, không để bị động khi có các tình huống.
Đà Nẵng bố trí các tổ cấp cứu nội viện, ngoại viện ứng phó siêu bão Noru
Chiều tối ngày 26/9, Sở Y tế Đà Nẵng đã có công văn khẩn gửi các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn, các bệnh viện bộ, ngành, tư nhân, các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo sẵn sàng các điều kiện ứng phó với cơn bão số 4 (bão Noru).
Theo đó, Sở yêu cầu các đơn vị phải đảm bảo nguồn lực, điều kiện (nhân lực, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị, thuốc, hóa chất…) để triển khai thực hiện hiệu quả, linh động theo phương án ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Sở Y tế yêu cầu thủ trưởng đơn vị xem công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn hiện nay. Tập trung chỉ đạo quyết liệt và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế cũng như Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống thiên tai của đơn vị.
Yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức trực 24/24 giờ theo 4 cấp tại cơ quan, đơn vị. Bố trí sẵn sàng các tổ cấp cứu nội viện và ngoại viện để sẵn sàng ứng phó với các tình huống. Đồng thời, rà soát các điểm yếu của đơn vị, hoàn thành việc gia cố vật dụng, trang thiết bị, máy móc, cắt tỉa cây xanh, chèn chống nhà cửa… trước 9h sáng ngày 27/9.
Sở cũng lưu ý các đơn vị phải đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người lao động trong quá trình thực hiện. Đảm bảo dự trù các điều kiện về nhu yếu phẩm, lương thực, nước sạch cho nhân viên y tế trực ứng phó với bão (có thể từ 3-5 ngày). Thực hiện bảo quản, lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ, máy móc… tại đơn vị an toàn. Rà soát, bố trí máy phát điện để dự phòng tình huống mất điện, nhất là những khoa, phòng, bộ phận đặc biệt quan trọng.
Đối với các đơn vị có công trình y tế đang triển khai thi công, xây dựng, Sở đề nghị các đơn vị khẩn trương phối hợp với Ban quản lý các dự án đầu tư và đơn vị thi công thực hiện dừng thi công, xây dựng, hạ cần cẩu và các thiết bị máy móc trên cao khác.
Các bệnh viện thực hiện rà soát danh sách, tình trạng, số lượng người bệnh nội trú đang điều trị để có phương án điều chuyển thích hợp. Chuẩn bị, bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất khử khuẩn và tổ chức tốt việc trực, cấp cứu, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân trước, trong và sau bão.
Đảm bảo thu dung các trường hợp tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, tai nạn hàng loạt, thảm họa, người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế và các lực lượng chức năng (quân đội, môi trường, công an…) trong công tác ứng phó, thu dung, cấp cứu, điều trị và khắc phục hậu quả do thiên tai.
Trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ
Theo ông Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y Bình Định thì đã có chỉ đạo khẩn đến các cơ sở y tế trực thuộc trong toàn tỉnh Bình Định chủ động ứng phó bão Noru. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ.
Chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão, mưa. Phát huy phương châm bốn tại chỗ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão, mưa, lũ gây ra. Triển khai các phương án bảo vệ cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố ở Bình Định tổ chức rà soát cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị phòng chống bão lụt, phòng chống dịch. Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất xử lý nước, xử lý môi trường cho các trạm y tế. Cung ứng viên khử khuẩn nước cho người dân vùng có nguy cơ ngập lụt để xử lý nước sinh hoạt trong thời gian ngập lụt.
Chú ý phòng dịch bệnh có thể phát sinh sau mưa lũ
Tại các địa phương khác như Quảng Ngãi, Khánh Hòa… các cơ sở y tế cũng đã sẵn sàng ứng phó với bão Noru. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, phương tiện và phân công các đội y tế cơ động trực ban, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão, mưa, lũ gây ra. Sẵn sàng thu dung và cấp cứu cho nạn nhân do ảnh hưởng của bão, mưa, lũ. Chuẩn bị các đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới khi cần thiết.
Cùng với chuẩn bị chủ động ứng phó bão Noru, ngành y tế nhiều địa phương ở Nam Trung Bộ còn kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng mưa lũ và ngập lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh để đề phòng dịch bệnh có thể phát sinh trong, sau mưa, lũ bởi ảnh hưởng bão Noru.
Sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có tình huống
Đến chiều 26/9, công tác chủ động ứng phó bão Noru đã được nhiều địa phương ở Nam Trung Bộ triển khai quyết liệt. Hầu hết các tàu thuyền đã đến nơi trú tránh an toàn. Các khu dân cư có nguy cơ sạt lở, từng hộ dân đã được thông báo về tình hình bão Noru và di tản đến nơi an toàn.
Tại Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh này đã có công điện gửi đến nhiều cơ quan, địa phương trong tỉnh yêu cầu tạm hoãn tất cả các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung vào công tác phòng, chống, khắc phục bão, mưa lũ từ 07 giờ ngày 26/9.
Để đảm bảo an toàn tàu, bè, cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ – Lý Sơn và ngược lại) từ 12 giờ ngày 26/9 đến khi có thông báo chính thức về thời tiết ổn định từ Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi.
Các cơ quan, lực lượng liên quan ở theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Noru…Thông báo, hướng dẫn và yêu cầu các chủ lồng, bè đang nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển khẩn trương di chuyển vào nơi neo đậu an toàn. Tổ chức neo đậu tàu, thuyền, lồng bè đảm bảo an toàn tại nơi neo trú; chủ động đưa tàu nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại. Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè khi có sóng, gió lớn; trong đó đặc biệt lưu ý việc tàu vận tải biển, tàu cá ngư dân neo đậu khu vực cửa Sa Cần, vùng biển Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hoà. Hoàn thành việc neo đậu, sắp xếp tàu, thuyền, lồng bè tại khu neo trú trước 08 giờ ngày 27/9…
Tại Bình Định, cùng với việc đưa tàu, thuyền về nơi an toàn, tỉnh Bình Định cũng đã chỉ đạo các địa phương trong tỉnh này tổ chức kiểm tra đập, hồ chứa. Đặc biệt quan tâm ứng phó các hồ chứa hư hỏng, xuống cấp, thuộc diện hạn chế tích nước trong năm 2022. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.
Cũng nằm trong khu vực Nam Trung Bộ, để đảm bảo an toàn cho người dân, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cũng đã có công điện yêu cầu các địa phương trong tỉnh này phải kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm. Nhất là khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ sóng lớn, ngập sâu. Bên cạnh đó việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi xảy ra bão, lũ cũng phải được chú trọng.
Theo ghi nhận, tại các cảng cá ở Khánh Hòa như: Cảng Đại Lãnh, Vĩnh Lương, Hòn Rớ… đến chiều 26/9 tàu, thuyền đều được khẩn trương chằng, cột an toàn, đúng nơi quy định.
Kể từ 14h ngày 27/9, tỉnh Khánh Hòa cũng thực hiện cấm biển. Các cơ quan, ban ngành liên quan trực ban 24/24 và theo dõi sát sao diễn biến của mưa, lũ.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.
Từ chiều tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13; khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.
Cảnh báo mưa lớn: từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ.
Cấp độ rủi ro thiên tai:
- Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4
- Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: Cấp 3.
Nguồn: SKĐS
Trước diễn biến của bão Noru (bão số 4), ngành y tế nhiều địa phương đã sẵn sàng các phương án ứng phó, không để bị động khi có các tình huống.
Đà Nẵng bố trí các tổ cấp cứu nội viện, ngoại viện ứng phó siêu bão Noru
Chiều tối ngày 26/9, Sở Y tế Đà Nẵng đã có công văn khẩn gửi các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn, các bệnh viện bộ, ngành, tư nhân, các đơn vị trực thuộc về việc đảm bảo sẵn sàng các điều kiện ứng phó với cơn bão số 4 (bão Noru).
Theo đó, Sở yêu cầu các đơn vị phải đảm bảo nguồn lực, điều kiện (nhân lực, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị, thuốc, hóa chất…) để triển khai thực hiện hiệu quả, linh động theo phương án ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Sở Y tế yêu cầu thủ trưởng đơn vị xem công tác ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn hiện nay. Tập trung chỉ đạo quyết liệt và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế cũng như Ủy ban nhân dân thành phố về công tác phòng, chống thiên tai của đơn vị.
Yêu cầu các cơ sở y tế tổ chức trực 24/24 giờ theo 4 cấp tại cơ quan, đơn vị. Bố trí sẵn sàng các tổ cấp cứu nội viện và ngoại viện để sẵn sàng ứng phó với các tình huống. Đồng thời, rà soát các điểm yếu của đơn vị, hoàn thành việc gia cố vật dụng, trang thiết bị, máy móc, cắt tỉa cây xanh, chèn chống nhà cửa… trước 9h sáng ngày 27/9.
Sở cũng lưu ý các đơn vị phải đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người lao động trong quá trình thực hiện. Đảm bảo dự trù các điều kiện về nhu yếu phẩm, lương thực, nước sạch cho nhân viên y tế trực ứng phó với bão (có thể từ 3-5 ngày). Thực hiện bảo quản, lưu trữ các hồ sơ, giấy tờ, máy móc… tại đơn vị an toàn. Rà soát, bố trí máy phát điện để dự phòng tình huống mất điện, nhất là những khoa, phòng, bộ phận đặc biệt quan trọng.
Đối với các đơn vị có công trình y tế đang triển khai thi công, xây dựng, Sở đề nghị các đơn vị khẩn trương phối hợp với Ban quản lý các dự án đầu tư và đơn vị thi công thực hiện dừng thi công, xây dựng, hạ cần cẩu và các thiết bị máy móc trên cao khác.
Các bệnh viện thực hiện rà soát danh sách, tình trạng, số lượng người bệnh nội trú đang điều trị để có phương án điều chuyển thích hợp. Chuẩn bị, bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất khử khuẩn và tổ chức tốt việc trực, cấp cứu, khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân trước, trong và sau bão.
Đảm bảo thu dung các trường hợp tai nạn thương tích, tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm, tai nạn hàng loạt, thảm họa, người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế và các lực lượng chức năng (quân đội, môi trường, công an…) trong công tác ứng phó, thu dung, cấp cứu, điều trị và khắc phục hậu quả do thiên tai.
Trực 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ
Theo ông Lê Quang Hùng – Giám đốc Sở Y Bình Định thì đã có chỉ đạo khẩn đến các cơ sở y tế trực thuộc trong toàn tỉnh Bình Định chủ động ứng phó bão Noru. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ.
Chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với bão, mưa. Phát huy phương châm bốn tại chỗ, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão, mưa, lũ gây ra. Triển khai các phương án bảo vệ cơ sở y tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố ở Bình Định tổ chức rà soát cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị phòng chống bão lụt, phòng chống dịch. Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất xử lý nước, xử lý môi trường cho các trạm y tế. Cung ứng viên khử khuẩn nước cho người dân vùng có nguy cơ ngập lụt để xử lý nước sinh hoạt trong thời gian ngập lụt.
Chú ý phòng dịch bệnh có thể phát sinh sau mưa lũ
Tại các địa phương khác như Quảng Ngãi, Khánh Hòa… các cơ sở y tế cũng đã sẵn sàng ứng phó với bão Noru. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, phương tiện và phân công các đội y tế cơ động trực ban, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do bão, mưa, lũ gây ra. Sẵn sàng thu dung và cấp cứu cho nạn nhân do ảnh hưởng của bão, mưa, lũ. Chuẩn bị các đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ tuyến dưới khi cần thiết.
Cùng với chuẩn bị chủ động ứng phó bão Noru, ngành y tế nhiều địa phương ở Nam Trung Bộ còn kết hợp tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng mưa lũ và ngập lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh để đề phòng dịch bệnh có thể phát sinh trong, sau mưa, lũ bởi ảnh hưởng bão Noru.
Sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn kịp thời khi có tình huống
Đến chiều 26/9, công tác chủ động ứng phó bão Noru đã được nhiều địa phương ở Nam Trung Bộ triển khai quyết liệt. Hầu hết các tàu thuyền đã đến nơi trú tránh an toàn. Các khu dân cư có nguy cơ sạt lở, từng hộ dân đã được thông báo về tình hình bão Noru và di tản đến nơi an toàn.
Tại Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh này đã có công điện gửi đến nhiều cơ quan, địa phương trong tỉnh yêu cầu tạm hoãn tất cả các cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung vào công tác phòng, chống, khắc phục bão, mưa lũ từ 07 giờ ngày 26/9.
Để đảm bảo an toàn tàu, bè, cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ – Lý Sơn và ngược lại) từ 12 giờ ngày 26/9 đến khi có thông báo chính thức về thời tiết ổn định từ Đài Khí tượng Thủy văn Quảng Ngãi.
Các cơ quan, lực lượng liên quan ở theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Noru…Thông báo, hướng dẫn và yêu cầu các chủ lồng, bè đang nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển khẩn trương di chuyển vào nơi neo đậu an toàn. Tổ chức neo đậu tàu, thuyền, lồng bè đảm bảo an toàn tại nơi neo trú; chủ động đưa tàu nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại. Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè khi có sóng, gió lớn; trong đó đặc biệt lưu ý việc tàu vận tải biển, tàu cá ngư dân neo đậu khu vực cửa Sa Cần, vùng biển Dung Quất, Sa Kỳ, Tịnh Hoà. Hoàn thành việc neo đậu, sắp xếp tàu, thuyền, lồng bè tại khu neo trú trước 08 giờ ngày 27/9…
Tại Bình Định, cùng với việc đưa tàu, thuyền về nơi an toàn, tỉnh Bình Định cũng đã chỉ đạo các địa phương trong tỉnh này tổ chức kiểm tra đập, hồ chứa. Đặc biệt quan tâm ứng phó các hồ chứa hư hỏng, xuống cấp, thuộc diện hạn chế tích nước trong năm 2022. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống.
Cũng nằm trong khu vực Nam Trung Bộ, để đảm bảo an toàn cho người dân, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cũng đã có công điện yêu cầu các địa phương trong tỉnh này phải kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm. Nhất là khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ sóng lớn, ngập sâu. Bên cạnh đó việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi xảy ra bão, lũ cũng phải được chú trọng.
Theo ghi nhận, tại các cảng cá ở Khánh Hòa như: Cảng Đại Lãnh, Vĩnh Lương, Hòn Rớ… đến chiều 26/9 tàu, thuyền đều được khẩn trương chằng, cột an toàn, đúng nơi quy định.
Kể từ 14h ngày 27/9, tỉnh Khánh Hòa cũng thực hiện cấm biển. Các cơ quan, ban ngành liên quan trực ban 24/24 và theo dõi sát sao diễn biến của mưa, lũ.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo từ sáng 27/9, vùng biển ngoài khơi khu vực từ Quảng Bình đến Ninh Thuận (bao gồm huyện đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-14, giật cấp 16; sóng biển cao 8-10m, biển động dữ dội.
Từ chiều tối và đêm 27/9 vùng biển ven bờ khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 6-8m. Khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng do bão cao 1,0-1,5m gây ngập úng tại khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: từ đêm 27/9, ven biển khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 9-10, vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13, giật cấp 14-15, các khu vực sâu hơn trong đất liền gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12-13; khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên gió mạnh cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10. Từ sáng sớm ngày 28/9, khu vực Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, có nơi cấp 9, giật cấp 11.
Cảnh báo mưa lớn: từ ngày 27/9 đến ngày 28/9, khu vực Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 250-350mm/đợt, có nơi trên 400mm/đợt; khu vực Quảng Bình, Bình Định, Gia Lai có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt. Từ ngày 28/9, mưa lớn có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ và Nam đồng bằng Bắc Bộ.
Cấp độ rủi ro thiên tai:
- Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định: Cấp 4
- Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai: Cấp 3.
Nguồn: SKĐS