Sản phụ nhập viện trong tình trạng lơ mơ, phù toàn thân
Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, hồi 11h35 ngày 1/5/2018, tại khoa Sản có tiếp nhận sản phụ Hoàng Thị L 28 tuổi, Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái do bệnh viện huyện chuyển đến trong tình trạng rất nặng: tinh thần lơ mơ, da vàng sạm, phù toàn thân, mang thai 36 tuần, huyết áp tăng cao 200/120mmHg.
Bệnh nhân nhanh chóng được làm đầy đủ các xét nghiệm và chẩn đoán thai 36 tuần có hội chứng HELLP nặng – suy thai ( tiền sử 4 lần trước mang thai đều bị thai lưu). Sau khi tiến hành hội chẩn chuyên khoa với các bác sĩ khoa Sản, khoa Gây mê hồi sức và khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, đồng thời khẩn trương chuẩn bị các phương tiện cấp cứu sản phụ.
Các y bác sĩ chúc mừng sản phụ L qua cơn nguy kịch
Các bác sĩ cho biết đây là trường hợp rất nặng nếu không kịp thời phẫu thuật lấy thai thì có nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con. Sau hơn 1 giờ cấp cứu và điều trị tích cực, các bác sĩ phẫu thuật lấy ra bé trai nặng 1.800 gram, có biểu hiện suy hô hấp sơ sinh và suy dinh dưỡng bào thai. Cháu bé được chuyển về đơn nguyên sơ sinh để điều trị còn sản phụ L. được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc điều trị tiếp.
Thông thường, sau phẫu thuật đình chỉ thai ngén, bệnh nhân mắc hội chứng HELLP sẽ cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên bệnh nhân Loan tiếp tục diễn biến xấu đi rất nhanh, khó thở, vô niệu, da vàng đậm tăng lên, huyết áp tụt, chảy máu rỉ rả vết mổ, xét nghiệm có tình trạng rối loạn đông máu nặng, số lượng tiểu cầu thấp (30.000/ml máu) suy thận tăng lên, tế bào gan bị hủy hoại nặng, nguy cơ tử vong cao.
3 tuần giành giật sự sống
Trước tình trạng trên các thầy thuốc Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã thực hiện các biện pháp hồi sức tích cực để bảo đảm các chức năng sinh tồn của người bệnh. Đồng thời nhanh chóng hội chẩn cấp cứu toàn viện với các chuyên khoa sản, huyết học truyền máu… và hội chẩn với các chuyên gia Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai (qua điện thoại). Ngay lập tức các kíp lọc máu được huy động tiến hành thay huyết tương kết hợp với lọc máu liên tục đường tĩnh mạch (CVVH), đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, hô hấp hỗ trợ, hỗ trợ tuần hoàn, chọc hút dịch máu ổ bụng.
Trong quá trình điều trị , bệnh nhân được thay huyết tương 4 lần (tổng cộng 40 đơn vị huyết tương đông lạnh), truyền 4 đơn vị khối hồng cầu. Sau hơn 3 tuần hồi sức tích cực với sự phối kết hợp của nhiều chuyên khoa và sự tận tâm của đội ngũ thầy thuốc, cho đến hôm nay bệnh nhân tỉnh táo, da hồng hào, huyết động ổn định, các xét nghiệm trở về bình thường và ra viện trong không khí tràn ngập niềm vui, hạnh phúc của bệnh nhân, gia đình và thầy thuốc.
Sản phụ Hoàng Thị L
Theo Thạc sỹ Nguyễn Song Hào, Phó giám đốc – Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, hội chứng HELLP (syndrome of hemolysis, elevated liver enzymes and low platelets) là một hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng thiếu máu do tan máu, tăng men gan và giảm tiểu cầu xuất hiện vào nửa cuối của thời kì thai nghén, là một trong những biến chứng nặng của nhiễm độc thai nghén. Sinh bệnh học của hội chứng HELLP cho tới nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng.
Người ta cho rằng hội chứng này có cơ chế bệnh sinh tương tự như ban xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng tan máu ure huyết tăng, gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ có thai và suy thận cấp. Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa nguy hiểm của bệnh lý tiền sản giật. Bệnh thường diễn tiến nhanh, nặng, đe dọa tính mạng của cả thai phụ và thai nhi. Chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời làm cải thiện đáng kể bệnh suất và tử suất.
Các y bác sĩ Bệnh viện Yên Bái chúc mừng sản phụ L
Hội chứng HELLP được mô tả lần đầu tiên năm 1982 bởi tác giả Weinstein. Tỉ lệ mắc mắc khoảng 2-12% ở phụ nữ có thai và tử vong mẹ, tỉ lệ tử vong con từ 10% – 60% tùy thuộc tình trạng bệnh của mẹ khoảng 35%, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có con số thống kê đầy đủ.
Hội chứng HELLP có dự phòng được không?
Do cơ chế bệnh sinh phức tạp và chưa rõ ràng, hơn nữa, bệnh lại xảy ra trên một đối tượng rất nhạy cảm là phụ nữ có thai cho nên tới nay, cách dự phòng tốt nhất vẫn là chăm sóc thật tốt sức khỏe thai phụ. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén, đặc biệt là những người có nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, bệnh thận, tiền sử tiền sản giật, sản giật… Đối với những sản phụ đã có tiền sử bị hội chứng HELLP, khi muốn có tiếp tục có thai, nhất thiết phải được tư vấn và theo dõi, kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
Bác sỹ chuyên khoa II Trần Lan Anh – Phó giám đốc Sở Y tế Yên Bái kiêm Giám đốc bệnh viện, khi chia tay bệnh nhân ra viện đã vui mừng chia sẻ, đây là trường hợp lần đầu tiên tại Yên Bái, bệnh nhân bị hội chứng HELLP rất nặng, được chẩn đoán, xử trí kịp thời nên đã cứu sống được cả 2 mẹ con sản phụ.
Nguồn Suckhoedoisong.vn
Sản phụ nhập viện trong tình trạng lơ mơ, phù toàn thân
Theo các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, hồi 11h35 ngày 1/5/2018, tại khoa Sản có tiếp nhận sản phụ Hoàng Thị L 28 tuổi, Xuân Long, Yên Bình, Yên Bái do bệnh viện huyện chuyển đến trong tình trạng rất nặng: tinh thần lơ mơ, da vàng sạm, phù toàn thân, mang thai 36 tuần, huyết áp tăng cao 200/120mmHg.
Bệnh nhân nhanh chóng được làm đầy đủ các xét nghiệm và chẩn đoán thai 36 tuần có hội chứng HELLP nặng – suy thai ( tiền sử 4 lần trước mang thai đều bị thai lưu). Sau khi tiến hành hội chẩn chuyên khoa với các bác sĩ khoa Sản, khoa Gây mê hồi sức và khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, đồng thời khẩn trương chuẩn bị các phương tiện cấp cứu sản phụ.
Các y bác sĩ chúc mừng sản phụ L qua cơn nguy kịch
Các bác sĩ cho biết đây là trường hợp rất nặng nếu không kịp thời phẫu thuật lấy thai thì có nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con. Sau hơn 1 giờ cấp cứu và điều trị tích cực, các bác sĩ phẫu thuật lấy ra bé trai nặng 1.800 gram, có biểu hiện suy hô hấp sơ sinh và suy dinh dưỡng bào thai. Cháu bé được chuyển về đơn nguyên sơ sinh để điều trị còn sản phụ L. được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc điều trị tiếp.
Thông thường, sau phẫu thuật đình chỉ thai ngén, bệnh nhân mắc hội chứng HELLP sẽ cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên bệnh nhân Loan tiếp tục diễn biến xấu đi rất nhanh, khó thở, vô niệu, da vàng đậm tăng lên, huyết áp tụt, chảy máu rỉ rả vết mổ, xét nghiệm có tình trạng rối loạn đông máu nặng, số lượng tiểu cầu thấp (30.000/ml máu) suy thận tăng lên, tế bào gan bị hủy hoại nặng, nguy cơ tử vong cao.
3 tuần giành giật sự sống
Trước tình trạng trên các thầy thuốc Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc đã thực hiện các biện pháp hồi sức tích cực để bảo đảm các chức năng sinh tồn của người bệnh. Đồng thời nhanh chóng hội chẩn cấp cứu toàn viện với các chuyên khoa sản, huyết học truyền máu… và hội chẩn với các chuyên gia Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai (qua điện thoại). Ngay lập tức các kíp lọc máu được huy động tiến hành thay huyết tương kết hợp với lọc máu liên tục đường tĩnh mạch (CVVH), đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm, hô hấp hỗ trợ, hỗ trợ tuần hoàn, chọc hút dịch máu ổ bụng.
Trong quá trình điều trị , bệnh nhân được thay huyết tương 4 lần (tổng cộng 40 đơn vị huyết tương đông lạnh), truyền 4 đơn vị khối hồng cầu. Sau hơn 3 tuần hồi sức tích cực với sự phối kết hợp của nhiều chuyên khoa và sự tận tâm của đội ngũ thầy thuốc, cho đến hôm nay bệnh nhân tỉnh táo, da hồng hào, huyết động ổn định, các xét nghiệm trở về bình thường và ra viện trong không khí tràn ngập niềm vui, hạnh phúc của bệnh nhân, gia đình và thầy thuốc.
Sản phụ Hoàng Thị L
Theo Thạc sỹ Nguyễn Song Hào, Phó giám đốc – Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, hội chứng HELLP (syndrome of hemolysis, elevated liver enzymes and low platelets) là một hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng thiếu máu do tan máu, tăng men gan và giảm tiểu cầu xuất hiện vào nửa cuối của thời kì thai nghén, là một trong những biến chứng nặng của nhiễm độc thai nghén. Sinh bệnh học của hội chứng HELLP cho tới nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng.
Người ta cho rằng hội chứng này có cơ chế bệnh sinh tương tự như ban xuất huyết giảm tiểu cầu, hội chứng tan máu ure huyết tăng, gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ có thai và suy thận cấp. Hội chứng HELLP là một biến chứng sản khoa nguy hiểm của bệnh lý tiền sản giật. Bệnh thường diễn tiến nhanh, nặng, đe dọa tính mạng của cả thai phụ và thai nhi. Chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời làm cải thiện đáng kể bệnh suất và tử suất.
Các y bác sĩ Bệnh viện Yên Bái chúc mừng sản phụ L
Hội chứng HELLP được mô tả lần đầu tiên năm 1982 bởi tác giả Weinstein. Tỉ lệ mắc mắc khoảng 2-12% ở phụ nữ có thai và tử vong mẹ, tỉ lệ tử vong con từ 10% – 60% tùy thuộc tình trạng bệnh của mẹ khoảng 35%, tuy nhiên tại Việt Nam chưa có con số thống kê đầy đủ.
Hội chứng HELLP có dự phòng được không?
Do cơ chế bệnh sinh phức tạp và chưa rõ ràng, hơn nữa, bệnh lại xảy ra trên một đối tượng rất nhạy cảm là phụ nữ có thai cho nên tới nay, cách dự phòng tốt nhất vẫn là chăm sóc thật tốt sức khỏe thai phụ. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén, đặc biệt là những người có nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, bệnh thận, tiền sử tiền sản giật, sản giật… Đối với những sản phụ đã có tiền sử bị hội chứng HELLP, khi muốn có tiếp tục có thai, nhất thiết phải được tư vấn và theo dõi, kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm.
Bác sỹ chuyên khoa II Trần Lan Anh – Phó giám đốc Sở Y tế Yên Bái kiêm Giám đốc bệnh viện, khi chia tay bệnh nhân ra viện đã vui mừng chia sẻ, đây là trường hợp lần đầu tiên tại Yên Bái, bệnh nhân bị hội chứng HELLP rất nặng, được chẩn đoán, xử trí kịp thời nên đã cứu sống được cả 2 mẹ con sản phụ.
Nguồn Suckhoedoisong.vn