Tới tham dự buổi lễ có BSCKII. Đậu Huy Hoàn – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Trưởng ban điều hành dự án Phòng chống đái tháo đường tỉnh Nghệ An; cùng đại diện ban tuyên giáo tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Xe diễu hành tại buổi lễ phát động
Theo ước tính hiện nay Việt Nam hiện đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật đang gia tăng nhanh và ngày càng trầm trọng của bệnh đái tháo đường nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung. Ước tính hiện tại Việt Nam có khoảng 3 triệu người bị đái tháo đường, đặc biệt trong số đó có tới trên 60% chưa được phát hiện bệnh. Đặc biệt, bệnh đái tháo đường type 2 trước đây chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng thời gian gần đây, bệnh đã được phát hiện ở trẻ em. Hiện nay. đái tháo đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn thương bàn chân có thể dẫn đến phải cắt cụt chi. Riêng tại Nghệ An, hiện có 2.119 đối tượng được sàng lọc, trong đó có 1.189 bị Đái tháo đường, số người tiền đái tháo đường 930 người.
Phát biểu khai mạc lễ phát động BSCKII. Đậu Huy Hoàn – Trưởng ban điều hành dự án Phòng chống đái tháo đường kêu gọi các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức Quốc tế các đơn vị y tế và cộng đồng hãy quan tâm hơn nữa, hỗ trợ hơn nữa, cùng nhau chung sức đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các hoạt động phòng chống ĐTĐ tại Nghệ An. Hãy sát cánh cùng nhau “ Hãy chung tay mang ánh sang đến cho bệnh nhân đái tháo đường”.
Khuyến cáo phòng chống đái tháo đường 1.Mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia để dự phòng mắc đái tháo đường nói riêng cũng như các bệnh không lây nhiễm nói chung. 2.Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu tại các cơ sở y tế, đặc biệt người trên 40 tuổi, là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sớm. 3.Người mắc bệnh vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc. |
Theo Sở Y tế Nghệ An
Tới tham dự buổi lễ có BSCKII. Đậu Huy Hoàn – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Trưởng ban điều hành dự án Phòng chống đái tháo đường tỉnh Nghệ An; cùng đại diện ban tuyên giáo tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Xe diễu hành tại buổi lễ phát động
Theo ước tính hiện nay Việt Nam hiện đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật đang gia tăng nhanh và ngày càng trầm trọng của bệnh đái tháo đường nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung. Ước tính hiện tại Việt Nam có khoảng 3 triệu người bị đái tháo đường, đặc biệt trong số đó có tới trên 60% chưa được phát hiện bệnh. Đặc biệt, bệnh đái tháo đường type 2 trước đây chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng thời gian gần đây, bệnh đã được phát hiện ở trẻ em. Hiện nay. đái tháo đường nằm trong số 10 nguyên nhân gây tử vong và tàn phế hàng đầu ở cả hai giới, gây ra các biến chứng nặng nề về tim mạch, tổn thương thần kinh, suy thận, nhiễm trùng và gây tổn thương bàn chân có thể dẫn đến phải cắt cụt chi. Riêng tại Nghệ An, hiện có 2.119 đối tượng được sàng lọc, trong đó có 1.189 bị Đái tháo đường, số người tiền đái tháo đường 930 người.
Phát biểu khai mạc lễ phát động BSCKII. Đậu Huy Hoàn – Trưởng ban điều hành dự án Phòng chống đái tháo đường kêu gọi các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức Quốc tế các đơn vị y tế và cộng đồng hãy quan tâm hơn nữa, hỗ trợ hơn nữa, cùng nhau chung sức đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong các hoạt động phòng chống ĐTĐ tại Nghệ An. Hãy sát cánh cùng nhau “ Hãy chung tay mang ánh sang đến cho bệnh nhân đái tháo đường”.
Khuyến cáo phòng chống đái tháo đường 1.Mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia để dự phòng mắc đái tháo đường nói riêng cũng như các bệnh không lây nhiễm nói chung. 2.Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường máu tại các cơ sở y tế, đặc biệt người trên 40 tuổi, là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sớm. 3.Người mắc bệnh vẫn có thể sống khỏe và có cuộc sống bình thường nếu được phát hiện sớm, tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của thầy thuốc. |
Theo Sở Y tế Nghệ An